Tin tức -
Thúy Hồng -
16:07, 13/04/2020 Theo thông tin từ Bộ Công Thương ngày chiều 12/4, sau khi lấy ý kiến các bộ ngành, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện giảm tiền điện cho người dân và doanh nghiệp trong 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2020) và áp dụng cho kỳ hóa đơn tiền điện thu tháng 5. Tổng số tiền điện hỗ trợ dự kiến gần 11.000 tỷ đồng
Luật An ninh mạng được thông qua ngày 1/1/2019, đã góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát và xử lý tốt hơn những thông tin giả, những thông tin không được xác thực, gây hoang mang cộng đồng trên không gian mạng xã hội (MXH). Tính đến nay, có rất nhiều trường hợp đã bị xử lý hành chính và trong số đó có cả những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến xã hội.
Những ngày cuối năm, người dân thường tập trung đông ở khu vực bến tàu, bến xe, chợ, trung tâm thương mại… Do đó, các tội phạm trộm cắp, cướp giật gia tăng hoạt động.
Năm 2012, hơn 1.400 hộ dân đồng bào dân tộc Thái thuộc các xã Đồng Văn, Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) chuyển về nơi ở mới để nhường chỗ cho công trình thủy điện Hủa Na. Sau hơn 6 năm, với bao thăng trầm, cuộc sống của người dân nơi tái định cư hôm nay đã và đang dần ổn định.
Mực nước các tỉnh đầu nguồn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đạt đỉnh lũ. Nước tràn đầy đồng ruộng, ngập cả đường phố và khu dân cư. Thực trạng này đang làm cho các cột điện “hụt chân” trong nước, dẫn đến những sự cố về lưới điện, gây gián đoạn cung cấp điện; nghiêm trọng hơn, người dân phải đối diện với nguy cơ mất an toàn…
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có 21 điểm sạt lở bờ biển, trong đó có 5 điểm đặc biệt nguy hiểm; tốc độ sạt lở trung bình 5m/năm. Các sông, suối lớn trên địa bàn cũng đang có 152 điểm bị sạt lở, trong đó 105 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Đáng lo ngại, tốc độ sạt lở đang ngày càng tăng, nhưng các công trình chống sạt lở lại đang được triển khai xây dựng rất chậm.
Hơn 3 năm qua, tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông đoạn chảy qua thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đã nuốt chửng nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất vườn, đất ở và đang có nguy cơ đe dọa tính mạng của hàng chục hộ dân sống ven sông.
Đã hơn 30 năm chuyển về khu định canh, định cư bản Khe Ngát, thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhưng 95 hộ dân với 300 nhân khẩu là đồng bào Vân Kiều ở đây vẫn không có hoặc thiếu đất sản xuất. Người dân nhiều lần kiến nghị lên chính quyền và cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Đề án 79). Theo đó, mục tiêu của Đề án sẽ bố trí, sắp xếp và ổn định đời sống cho 12.205 hộ với 68.318 nhân khẩu thuộc 171 bản, 14 nhóm dân hiện có. Đến năm 2020, toàn vùng Đề án có 13.434 hộ với trên 7,4 vạn người thuộc 219 bản được định canh, định cư và số hộ nghèo giảm từ trên 75% xuống còn 55%… Tuy nhiên, đến nay cuộc sống của các hộ dân tại một số bản tái định cư vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có bản tái định cư còn thiếu đất sản xuất và thiếu hạ tầng cơ sở… ?
Cứ mỗi đợt mưa lũ về, hai bên bờ sông Nhùng đoạn chảy qua xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) lại thêm một lần sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân sống ven sông. Mặc dù chính quyền đã triển khai một số giải pháp, tuy nhiên các giải pháp chỉ mang tính tạm thời...
“Sau sự cố môi trường biển, người dân các xã vùng bãi ngang ven biển như Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã chủ động chuyển đổi sinh kế từ nghề đi biển sang trồng trọt và chăn nuôi, không những tạo sinh kế bền vững cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động …”, ông Dương Đệ Quang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lệ Thủy thông tin.
Lâu nay, vấn đề vận động người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), nhiều người lại hăng hái tham gia XKLĐ để có cuộc sống khấm khá hơn.
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Điện Biên, hiện nay toàn tỉnh có gần 402.000 người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ khoảng 80%.
Mặc dù, đất của gia đình ông Trần Đình Minh ở thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh sử dụng ổn định từ năm 1996, không tranh chấp. Thế nhưng không hiểu vì lý do nào mà chính quyền ở đây lại làm thủ tục cấp đất ở cho 6 hộ dân khác.
Để có mặt bằng phục vụ cho việc triển khai dự án Tổ hợp kim loại đồng Sin Quyền, hơn 50 hộ dân thôn Minh Trang, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã phải di chuyển nhường đất cho dự án.