Sáng 7/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành góp ý xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, không thay đổi các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018, kể cả thuế môi trường xăng dầu. Không chạy trước đón đầu biến động thị trường tài chính quốc tế như nhiều người khuyến nghị khi chưa có yếu tố tác động cụ thể.
Ông Hoàng Văn Hiên ở bản Thâm Luông, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) là điển hình kinh tế giỏi ở địa phương, với mô hình nuôi hươu sao. Không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông, mô hình nuôi hươu sao còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới ở địa phương.
Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Hà Nội có 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, với 14 xã thuộc khu vực miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới trên toàn thành phố, trong 10 năm qua (2008-2018), khu vực này đã được Nhà nước tăng cường đầu tư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ở vùng cao biên giới xứ Thanh, đời sống bà con người Thái, Mông còn vất vả, thiếu thốn trăm bề. Để giúp bà con bớt phần gian khó, các chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 5 (Quân khu 4) đã cầm tay chỉ việc hướng dẫn cho bà con trong vùng Dự án kinh tế-quốc phòng Mường Lát (Thanh Hóa) phát triển sản xuất, chăn nuôi, dẫn nước, kéo điện về bản…
Trước thềm Lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018, chiều 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt, làm việc với các diễn giả, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và đại diện các doanh nghiệp tham dự sự kiện công nghệ quan trọng này. Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.
Sáng 12-7 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Hội thảo có chủ đề “Kinh tế chia sẻ: Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam.”
Ðối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp. Ngoài nguyên nhân do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thì thói quen còn lạc hậu trong hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân cũng là một rào cản.
Thời gian qua, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn phải đối mặt với biến đổi khí hậu, do đó các mô hình sản xuất theo truyền thống của đồng bào không còn phù hợp. Trước thực trạng đó, thanh niên Dương Minh Trung, dân tộc Khmer, sinh năm 1990, quê ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, đã có ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn khí canh bằng công nghệ Israel. Mô hình không chỉ phát huy hiệu quả kinh tế cao, mà còn hỗ trợ đồng bào phương pháp làm nông nghiệp sạch.
Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện với Chile trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư.
Cách đây hơn 20 năm, anh Hoàng Văn Xứng (ảnh), dân tộc Tày, ở thôn 3-Khe Báng, xã Đại Lịch (Văn Chấn, Yên Bái) vay 3 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, rồi theo bạn bè đi buôn trâu. Sau 5 năm, khi đã tích cóp được chút vốn liếng, anh tìm mua được gần 1ha đất nằm lọt thỏm giữa những quả đồi cao hút tầm mắt, với giá 5 triệu đồng. Anh quyết định trồng cam, phát triển kinh tế gia trại.
Ồn ào cùng trái bóng lăn kỳ World Cup 2018, dù chưa có thống kê, nhưng chắc chắn lượng tiêu thụ bia của người Việt sẽ tăng đột biến. Và cũng lại chắc chắn, tổng lượng tiêu thụ bia của năm nay sẽ vượt năm 2017.
Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản nhất. Dự án “Bứt phá” do Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Công ty P&G (Procter & Gamble), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) sẽ mở ra cơ hội để phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS.
Với sự vào cuộc của chính quyền và hệ thống chính trị xã hội. Những năm gần đây, phong trào thanh niên khởi nghiệp ở Quảng Trị đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả được hình thành, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
Tại Mèo Vạc (Hà Giang), để giúp người dân nâng cao chất lượng đàn bò, các cán bộ nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con phát triển chăn nuôi theo phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Là người con của dân tộc Phù Lá ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trải qua nhiều vị trí công tác, chị Sùng Phà Sủi (SN 1964) là người luôn tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, giúp người dân trong xã cải thiện cuộc sống.
Tỉnh Hậu Giang xác định, muốn phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS toàn diện, nhanh và bền vững thì phải tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS từ cơ sở.
Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ngày càng được nhân rộng.