Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (8-14/1/2021): Mỹ 'làm lành' với châu Âu; Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045?

PV - 15:21, 14/01/2021

Chính quyền ông Biden cần có cách tiếp cận đa phương trong việc áp đặt luật chơi số; Cần giải pháp toàn cầu về bất đồng thương mại Mỹ-EU; Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045; Bão giá thực phẩm toàn cầu... là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (8-14/1/2021): Mỹ 'làm lành' với châu Âu; Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045?

Kinh tế thế giới tuần qua

Sự phục hồi của một quốc gia phụ thuộc vào việc triển khai vaccine Covid-19

Chuyên gia kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Laurence Boone cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 sẽ được cải thiện - mặc dù từ mức thấp. Tổ chức này dự kiến GDP toàn cầu sẽ tăng lên mức trước đại dịch vào cuối năm nay, nhưng cảnh báo, sự phục hồi sẽ không đồng đều ở tất cả các quốc gia.

Chẳng hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%. OECD nói thêm rằng, các quốc gia phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine có suôn sẻ ra sao. Chuyên gia Boone cũng dự đoán, nợ của các chính phủ sẽ cao hơn và các chính phủ phải tiếp tục chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế ngay cả khi phải linh hoạt hơn trong việc quản lý ngân sách quốc gia. OECD cũng cảnh báo về sự gia tăng bất bình đẳng, trong đó người lao động bị trả lương thấp hơn trong các công việc phi chính thức có nhiều rủi ro nhất. (BBC)

Bão giá thực phẩm toàn cầu

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) hôm 7/1 cho biết, giá lương thực toàn cầu trong năm 2020 đạt mức cao nhất của ba năm qua. Theo FAO, chỉ số giá lương thực tăng 3,1% trong năm 2020 và cao hơn trung bình 2,9 điểm so với năm 2019. Tính riêng trong tháng 12/2020, chỉ số giá lương thực cũng tăng 2,2% so với tháng trước đó và đạt mức trung bình 107,5 điểm, do giá dầu thực vật, sản phẩm sữa, thịt và ngũ cốc tăng vọt. Chỉ số giá dầu thực vật tháng 12/2020 cũng tăng 4,7% so với tháng trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2012. Giá các sản phẩm sữa đã tăng 3,2% trong tháng 12 so với tháng trước. Điều này là vì nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh và những lo ngại về tác động bất lợi của điều kiện thời tiết khô và ấm hơn đối với sản xuất sữa của châu Đại Dương.

FAO cũng lưu ý trong tháng 12/2020, chỉ số giá thịt đã tăng 1,7% và giá ngũ cốc tăng 1,1% so với tháng 11. Chỉ số giá lương thực của FAO là một chỉ số đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá của 5 nhóm hàng hóa thực phẩm chính trên thị trường quốc tế, bao gồm: ngũ cốc, thịt, sữa, dầu thực vật và đường. (FAO)

Mỹ-EU

Ngày 8/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo đã hoãn áp thuế nhắm vào một số hàng hóa nhập khẩu từ Pháp, vốn được lên kế hoạch có hiệu lực từ tuần này. USTR viện dẫn việc họ cũng đang điều tra các loại thuế công nghệ tương tự từ một số quốc gia khác.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, Chính phủ nước này đã biết về quyết định của phía Mỹ, đồng thời kêu gọi các nước cần đạt được một thỏa thuận toàn cầu về việc đánh thuế những công ty công nghệ lớn như Google và Amazon. Đây là một trong số nhiều tranh chấp thương mại đã ảnh hưởng bất lợi tới mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. Bộ trưởng Le Maire cũng nhắc đến việc cần có một giải pháp toàn cầu về bất đồng thương mại giữa Mỹ và châu Âu - điều vốn khiến hai bên thua thiệt, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. (AP News)

Anh -EU

Ngày 8/1, Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Scotland, Hiệp hội Hải sản Scotland và Tổ chức Sản xuất Cá hồi Scotland đã kêu gọi Chính phủ Anh đàm phán với Brussels để giảm thiểu các quy định xuất khẩu sang EU sau khi gặp phải các rắc rối liên quan đến các quy định thủ tục giấy tờ mới làm gián đoạn khâu vận chuyển hàng hóa kể từ khi Anh rời khỏi EU vào ngày 31/12/2020.

Các Hiệp hội này cho biết sự gián đoạn do Brexit kết hợp với ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại và việc đóng cửa biên giới Pháp vào tháng trước đã khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể tồn tại trong tháng Một. Các Hiệp hội này cáo buộc Chính phủ Vương quốc Anh đã không đưa ra một “hệ thống khả thi” khi đàm phán Brexit “bất chấp nhiều cảnh báo sẽ có vấn đề”. (Eureporter)

Kinh tế Mỹ

Tổng thống đắc cử Joe Biden cho rằng, người Mỹ cần được trợ giúp về kinh tế nhiều hơn để đối phó với đại dịch Covid-19 và cho biết sẽ đề xuất gói cứu trợ vào ngày 14/1, bao gồm các khoản cứu trợ cho các chính quyền tiểu bang và địa phương đang phải đối phó với đại dịch, cũng như khoản hỗ trợ mới cho những người bị mất việc làm hoặc không đủ tiền thuê nhà. Ông đã kêu gọi tăng mức lương tối thiểu lên 15 USD/giờ như lời hứa trong chiến dịch tranh cử và phát trực tiếp 2.000 USD hỗ trợ tiền mặt.

Trong dự luật cứu trợ trước đó, Đảng Dân chủ đã đề nghị phát cho người dân số tiền 2.000 USD nhưng Đảng Cộng hòa chỉ đồng ý thông qua mức 600 USD. Hiện nay, Đảng Dân chủ, sau khi có thêm hai ghế thượng viện từ bang Georgia và giữ được quyền kiểm soát Hạ viện sẽ có thể cho phép ông Biden thông qua các dự luật với số tiền chi tiêu lớn hơn. Nhóm chuyển giao của ông Biden cho biết, họ đang xem xét các hành động cứu trợ kinh tế khác, bao gồm việc gia hạn tạm dừng trả nợ cho các khoản vay của sinh viên. Thị trường ngay lập tức đã có phản ứng nhanh chóng thể hiện ở chỉ số chứng khoán tăng và các nhà đầu tư quan tâm đến trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. (TG&VN)

Đánh giá về chiều hướng chính sách kinh tế của Chính quyền mới, Chủ tịch Liên minh Đảng Dân chủ Mới Suzan DelBene cho rằng, Chính quyền ông Biden cần có cách tiếp cận đa phương trong việc áp đặt luật chơi số, xử lý quan hệ thương mại với Trung Quốc và hạn chế tình trạng dư thừa nhôm, thép... thông qua việc tái thiết quan hệ với các nước, nhất là những nước cùng chí hướng.

Về các luật lệ liên quan kinh tế số, bà Suzan đánh giá Mỹ cần ưu tiên đàm phán một khung thỏa thuận thay thế cho Khuôn khổ bảo vệ quyền riêng tư giữa Mỹ với EU và với Thụy Sỹ, một cơ chế tuân thủ các yêu cầu bảo vệ dữ liệu khi chuyển dữ liệu cá nhân từ Liên minh châu Âu và Thụy Sỹ sang Mỹ để hỗ trợ thương mại xuyên Đại Tây Dương, cũng như các khung pháp lý khác nhằm tăng cường bảo mật, nhất là trong đàm phán thương mại điện tử đa phương của Mỹ với hơn 80 quốc gia.

Về quan hệ thương mại với Trung Quốc, bà Suzan cho rằng cần đánh giá lại thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được với Trung Quốc nhằm đối phó với các hành vi thương mại không công bằng, thậm chí thao túng thị trường. Bà Suzan cũng cho rằng, việc sửa đổi quy trình loại trừ sản phẩm trong điều khoản 232 về thuế nhôm thép, triển khai thỏa thuận USMCA, sửa đổi và gia hạn Thẩm quyền đàm phán nhanh TPA cũng như có xem xét hướng giải quyết với Hệ thống ưu đãi tổng quát GSP và dự luật thuế quan MTB vốn đã hết hạn vào ngày 31/12 là các ưu tiên quan trọng mà Chính quyền ông Biden cùng với Quốc hội cần sớm đưa vào chương trình nghị sự.


Kinh tế Trung Quốc

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 9/1 đã công bố các quy tắc mới để chống lại các luật và hạn chế “phi lý” do nước ngoài áp đặt đối với các công ty và công dân Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang xấu đi.

Các quy tắc về “áp dụng luật nước ngoài không hợp lý ra ngoài lãnh thổ” đã được đăng trên trang web của Bộ và thiết lập một “cơ chế làm việc” để đánh giá tác động pháp lý của những sự việc như vậy. Theo thông báo, một cá nhân hoặc tổ chức Trung Quốc bị luật pháp nước ngoài hạn chế “tham gia vào hoạt động kinh tế, thương mại bình thường và liên quan với một quốc gia thứ ba hoặc công dân của quốc gia đó” có thể báo cáo với Bộ thương mại trong vòng 30 ngày. Sau đó, bộ phận thương mại sẽ đánh giá vụ việc về khả năng vi phạm luật pháp quốc tế, tác động đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc, cũng như tác động đối với công dân Trung Quốc.

Nếu nhóm công tác của Trung Quốc xác nhận có các biện pháp “phi lý”, họ có thể đưa ra lệnh cấm từ chối việc áp dụng các luật nước ngoài này. Chính phủ Trung Quốc cũng có thể ban hành “các biện pháp đối phó cần thiết” để đáp trả. Bộ thương mại cho biết, các quy tắc nhằm “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của người dân và công ty Trung Quốc, đồng thời bảo vệ lợi ích của đất nước. Các quy định mới được đưa ra trong bối cảnh phản ứng dữ dội đang diễn ra đối với nhiều công ty Trung Quốc từ các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. (Shanghai Daily)

Giáo sư Jing Liu và Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Cheung Kong (CKGSB) nhận định, thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu đợt tăng lớn và bền vững nhất trong thập kỷ qua nhờ việc kiềm chế được dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

Ông Liu đánh giá Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra hiệu quả trong ngăn chặn đại dịch và GDP Trung Quốc đã tăng trưởng tích cực từ Quý II/2020, đồng thời Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất có mức tăng trưởng tích cực trong năm qua trên quy mô toàn cầu, qua đó thúc đẩy mối quan tâm đầu tư và niềm tin từ các nhà đầu tư quốc tế.

Ông Liu nói thêm rằng, việc Trung Quốc đang cải cách sâu rộng và mở cửa với việc cải cách thị trường vốn, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cùng với các biện pháp khác, cũng có thể thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư quốc tế. Báo cáo gần đây của CKGSB cho biết, các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường chứng khoán và tổng số nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán trong quý IV/2020 đã tăng 20,3% so với quý trước. Báo cáo cho biết, sự lạc quan của nhà đầu tư đến từ niềm tin của họ vào các yếu tố cơ bản, cũng như các rủi ro có thể kiểm soát được. (BBC)

Kinh tế châu Âu

Các cổ đông của 2 công ty sản xuất ô tô là Fiat Chrysler (Italy-Mỹ) và PSA Peugeot (Pháp) đã thông qua phương án sáp nhập 2 công ty này để tạo ra Stellantis - hãng sản xuất ô tô lớn thứ 4 trên thế giới, nhằm đối phó với những bước tiến công nghệ vượt bậc trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thời gian qua. Stellantis có khả năng sản xuất khoảng 8,7 triệu xe một năm, đứng sau Volkswagen, Toyota và Renault-Nissan và có thể tiết kiệm chi phí lên tới 5 tỷ EUR mỗi năm. Bộ trưởng Kinh tế Italy và Pháp đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh, công ty mới sẽ củng cố vai trò tiên phong của châu Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Động thái này cho thấy, các công ty sản xuất ô tô châu Âu đang cố gắng tăng sức cạnh tranh thông qua cắt giảm chi phí và nâng cao sức mạnh thương hiệu, đồng thời bắt kịp xu hướng sản xuất xe chạy cả hai nhiên liệu hóa thạch và điện, cũng như, xe chạy hoàn toàn bằng điện hiện nay. (CNN)

Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo cuộc khảo sát 35 nhà kinh tế do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản tiến hành, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 3,42% trong năm tài chính 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022) sau khi giảm 5,37% trong tài khóa hiện hành (kết thúc vào tháng 3/2021), với hoạt động tiêu dùng dự kiến sẽ khởi sắc khi tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 giảm bớt. Nếu dự báo trên thành hiện thực, đây sẽ là sự đảo ngược từ mức suy giảm tồi tệ nhất lên mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm tài chính 1995 - thời điểm các số liệu so sánh loại này bắt đầu được công bố. Viện nghiên cứu NLI đã ước tính rằng việc Thế vận hội bị hoãn lại sẽ chuyển nhu cầu chi tiêu trị giá 2.000 tỷ yên sang cho năm tài chính 2021. Itochu Research cũng nhận định việc tổ chức thành công Thế vận hội sẽ không chỉ thúc đẩy chi tiêu cá nhân mà còn củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng của Nhật Bản cho năm 2021 lên 2,3%, viện dẫn rằng Thế vận hội mùa Hè năm tới sẽ “tạm thời thúc đẩy tiêu dùng”. (Japan Times)

Các cam kết đầu tư FDI vào Hàn Quốc năm 2020 đạt 20,7 tỷ USD, giảm 11% so với năm 2019 (23,3 tỷ USD) do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu. Vốn đầu tư thực tế vào Hàn Quốc cũng giảm 17% còn 11 tỷ USD. Năm 2020, vốn đầu tư cam kết của Mỹ vào Hàn Quốc đạt 5,3 tỷ USD giảm 22,5%, vốn của EU bao gồm cả Anh giảm 56% còn 4,7 tỷ USD, vốn từ Nhật giảm 50%, trong khi đó vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này lại tăng gấp đôi đạt 1,99 tỷ USD nhờ các hoạt động sản xuất mạnh mẽ. Hàn Quốc nhận định năm 2021 còn nhiều khó khăn với đại dịch Covid-19, cộng thêm chính quyền Mỹ mới và việc Anh rời khỏi EU hoàn toàn, nhưng nước này sẽ thu hút thêm nhiều vốn đầu tư bằng cách tối ưu hóa mạng lưới thương mại tự do. (Yonhap News)

ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Theo dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 -2030, trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Trong đó, GDP/người giá thực tế giai đoạn này đạt 4.700 - 5.000 USD, năm 2020, GDP/người đã đạt 3.521 USD. Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. GDP/người giá thực tế đạt khoảng 7.500 USD. Hướng đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. (TG&VN)

Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam, xuất nhập khẩu (XNK) trong năm 2020 vẫn trở thành điểm sáng của nền kinh tế. Kim ngạch XNK ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Về XK năm 2021, các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào cầu của một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và ASEAN, đang chiếm tới gần 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. (TTXVN)

Theo dữ liệu sơ bộ ngày 4/1 của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, GDP quý 4/2020 đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm theo quý lần thứ tư liên tiếp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo đó, tăng trưởng cả năm 2020 của nước này giảm 5,8% so với mức tăng trưởng 0,7% của năm 2019. Đây là chỉ số tăng trưởng tồi tệ nhất của Singapore kể từ khi lập quốc, thấp hơn mức giảm 2,2% được ghi nhận vào năm 1998 trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. (Reuters, Nikkei)

Chính phủ Thái Lan vừa thông qua Kế hoạch chiến lược phát triển nền kinh tế sinh học, tuần hoàn và xanh (BCG) trong giai đoạn 2021-2026 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong 5 năm tới.

Chiến lược phát triển quốc gia theo mô hình BCG này được thông qua tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban BCG do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chủ trì hôm 13/1 và sẽ được đưa vào chương trình nghị sự phát triển quốc gia. Kế hoạch chiến lược BCG của Thái Lan bao gồm 4 lĩnh vực là nông nghiệp và thực phẩm; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế; năng lượng và hóa sinh; và du lịch và nền kinh tế sáng tạo.

Theo Thủ tướng Prayut, Chính phủ Thái Lan đồng ý đưa BCG vào chương trình nghị sự quốc gia để tăng tốc phát triển vì các ngành này có thể tăng giá trị của nông sản và BCG là một phần của xu hướng phát triển toàn cầu. (TTXVN)

Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan, ngày 13/1 trong buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Indonesia và Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu công nghiệp đối tác song song nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế hơn nữa giữa hai nước.

Bộ trưởng Luhut Pandjaitan cho biết khái niệm về các khu công nghiệp đối tác song song là sáng kiến và đề xuất của chính quyền tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trước mắt khái niệm này sẽ hướng tới xây dựng một khuôn khổ hợp tác giữa các khu công nghiệp Yuanhong và Aviarna của Trung Quốc với khu công nghiệp Bintang của Indonesia. Việc hiện thực hóa và phát triển này nhằm mục đích tạo ra một mô hình mới cho sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa giữa Indonesia và Trung Quốc.

Nhìn rộng ra, Indonesia và Trung Quốc đang xây dựng một mô hình công nghiệp mới giữa Indonesia và Trung Quốc, tạo ra những cơ sở hợp tác hiệu quả cho lĩnh vực thương mại và đầu tư hai chiều, đồng thời tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 8 phút trước
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 2 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 2 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 2 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Khai mạc Triển lãm ảnh đồng bào DTTS tại TP. HCM 2024

Khai mạc Triển lãm ảnh đồng bào DTTS tại TP. HCM 2024

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024, ngày 22/11, Triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” đã chính thức được khai mạc tại đường Nguyễn Huệ, quận 1. TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.