Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xã đảo An Thạnh Nam đang tạo bứt phá về phát triển kinh tế

PV - 10:38, 03/12/2018

Xã đảo An Thạnh Nam, là địa phương nằm vị trí cuối của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Toàn xã hiện có 8.000 hộ dân, trong đó trên 20% là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Ngoài 3.800ha đất nông nghiệp, xã đảo An Thạnh Nam còn có trên 440ha nuôi thủy sản, 1600ha đất rừng ngập mặn. Những năm gần đây, giá tôm sú, tôm thẻ tương đối ổn định nên đời sống người dân khấm khá theo. Nhờ đó, hộ nghèo hiện nay chỉ còn xấp xỉ 10%.

Nông dân xã đảo An Thạnh Nam thu hoạch khoai môn. Nông dân xã đảo An Thạnh Nam thu hoạch khoai môn.

Bà Thạch Thuy Thuôn, ngụ ấp Vàm Hồ A vui vẻ kể: “Nhờ Nhà nước cho vay trên 300 triệu đồng nên tui duy trì việc nuôi tôm thẻ rất ổn định. Mấy năm gần đây, cán bộ khuyến nông cũng thường xuyên đến hướng dẫn kỹ thuật, giúp phát hiện sớm các loại bệnh nguy hiểm trên tôm nên gia đình duy trì được thu nhập, rất yên tâm làm ăn”.

Bên cạnh việc nuôi trồng thủy sản, người dân xã đảo còn sống nhờ vào cây mía. Song gần đây, giá mía xuống thấp nên chính quyền đã vận động bà con chuyển đất trồng mía sang trồng khoai môn. Hiện nay, xã đang có 380ha trồng khoai môn. Với giá bán từ 14.000 đến 16.000 đồng/ký, mỗi công khoai môn sẽ giúp người trồng có lãi từ 25 đến 30 triệu/công. Kết quả không lớn, nhưng là hướng phát triển kinh tế có ý nghĩa trên vùng đất ngập mặn An Thạnh Nam này.

Không chỉ phát triển mô hình nuôi tôm, trồng khoai môn, nhiều hộ dân còn mạnh dạn thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế mới. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp Vàm Hồ, người đầu tiên trên xã đảo, thành công với mô hình nuôi cá bông lau trong ao mang lại kết quả rất bất ngờ.

Ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp Vàm Hồ thu hoạch cá bông lau. Ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp Vàm Hồ thu hoạch cá bông lau.

Từ năm 2011, trên diện tích 8.000m2 đất, ông Kiệt bắt đầu thả nuôi 12.000 con cá giống bông lau. Ngay vụ đầu tiên, sau khi trừ hết chi phí, ông đã lãi được 800 triệu đồng từ tiền bán cá giống và cá thịt. Năm nay, ông Kiệt dự kiến thu hoạch vào tháng 11/2018 và ước đạt 12 tấn, với giá thương lái thu mua đặt cọc là 135.000 đồng/ký, nếu không gì thay đổi lần đầu tiên, thu nhập của gia đình ông sẽ vượt qua con số lãi 1 tỷ đồng.

Không chỉ có mô hình của ông Kiệt, mà đã có rất nhiều mô hình khác như: mô hình nuôi cá kèo, nuôi vọp, kinh doanh du lịch sinh thái rừng ngập mặn… đã và đang mở ra những hướng đi mới về phát triển kinh tế cho xã đảo An Thạnh Nam. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi Nhà nước đầu tư xong cầu Đại Ngãi nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng-Trà Vinh; mở mới bến phà An Thạnh Nam-Trần Đề (Sóc Trăng); An Thạnh Nam-Duyên Hải (Trà Vinh) thì xã An Thạnh Nam còn có cơ hội phát triển vì phá được thế độc đạo cù lao sông nước.

TRẦN TRẤN GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 7 phút trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 8 phút trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 9 phút trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 18 phút trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 20 phút trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 22 phút trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 25 phút trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 33 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 34 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 38 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!