Giáo dục -
Tấn Sỹ- Thanh Huyền -
15:59, 18/09/2020 Không chỉ xây dựng ngôi trường hạnh phúc theo phương châm “Thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em… mà các thầy cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) huyện Phước Sơn (Quảng Nam) còn dang rộng vòng tay nhân ái, yêu thương, giúp đỡ 72 em học sinh mồ côi yên tâm theo học cái chữ Bác Hồ.
Dưới đây là danh sách những đối tượng học sinh không phải nộp học phí, được miễn, giảm học phí theo quy định mới nhất.
Lâu nay, những hình thức kỷ luật cứng rắn, góp phần xây dựng nền nếp, kỷ cương trong nhà trường như “buộc thôi học”, “đuổi học” dành cho học sinh chưa thực sự mang lại hiệu quả giáo dục. Một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, khi bị lên án, kỷ luật trước đám đông sẽ bị tổn thương, ám ảnh, dễ dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm.
Khai giảng năm học mới đã mấy ngày nay, nhưng tại một số xã giáp biên giới của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, các thầy cô giáo vẫn tiếp tục về tận thôn, bản để vận động học sinh đến trường, kịp ngày khai giảng năm học mới.
Trong lúc chơi đùa trước cổng trường, bức tường của nhà dân cạnh bên đổ sập, đè trúng nhóm học sinh xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Hậu quả, 1 em học sinh lớp 5 bị thương nặng và tử vong sau đó.
Hôm nay 5/9, gần 23 triệu học sinh cả nước từ mầm non đến trung học phổ thông dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2020 - 2021.
Sáng ngày 1/9, khoảng 840 nghìn học sinh của hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An tựu trường. Tại xã biên giới Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), các em nhỏ được bố mẹ cho mặc áo mới, trang phục truyền thống của dân tộc mình náo nức đến trường gặp bạn bè, thầy cô.
Sức khỏe -
Hồng Phúc -
09:45, 24/08/2020 Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ra văn bản yêu cầu, BHXH các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện loạt biện pháp phấn đấu đến hết năm học 2020-2021 đạt 100% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
Đáp chuyến xe đêm từ thành phố biển Nha Trang lên Tây Nguyên vào một ngày chớm thu, đặt chân xuống bến xe thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai giữa một thời khắc mà đêm đang dần trôi về sáng và sương mù còn mịt mờ giăng mắc, bao phủ các hàng cây xanh mướt, những dãy nhà chập chùng trên phố núi cao này.
Giáo dục -
Thiên Đức -
09:40, 08/08/2020 Theo phương án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) đợt 1 sẽ diễn ra từ 8 - 10/8. Trong bối cảnh dịch Covid-19 cũng như thiên tai diễn biến phức tạp, các địa phương miền núi đang tích cực thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực vừa phòng, chống dịch, vừa có thể “tiếp sức” cho học sinh trong mùa thi.
Hơn 900.000 sĩ tử chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra vào 8 - 10/8 tới. Để phòng tránh Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phân loại thí sinh dự thi theo 4 nhóm là F0, F1, F2 và thí sinh khác.
Giáo dục -
Thùy Dung -
09:43, 03/08/2020 Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều khó khăn ở vùng biên giới huyện Chư Prông (Gia Lai) nên 2 em Nguyễn Thị Anh, lớp 9A6 (Trường THCS Chu Văn An) và Siu Quỳnh Anh, lớp 9 (Trường Phổ thông Dân tộc THCS Nội trú huyện Chư Prông) đều không ngừng cố gắng học tập. Nhờ vậy, 2 em luôn đạt được nhiều thành tích tốt trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Bằng sự đam mê, sáng tạo, 2 em học sinh A Minh Khiêm và A Trường, lớp 8, Trường phổ thông DTBT THCS Ngô Quyền xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã sáng chế ra “Máy thái và trộn thức ăn trong chăn nuôi” nhằm giảm bớt thời gian và sự vất vả cho người nông dân.
Không quản ngại thời tiết nóng bức hay mưa gió, cứ mỗi buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, các thầy cô giáo vùng cao ở Nghệ An lại sáng đèn giúp học sinh ôn tập lại kiến thức ban ngày đã học ở lớp.
Hướng nghiệp luôn là một trong những vấn đề quan trọng, có tác động tích cực đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh cuối cấp, đặc biệt đối với những học sinh vùng DTTS và miền núi. Bên cạnh việc tư vấn cho học sinh lựa chọn trường, chúng ta cần định hướng cho các em học sinh lựa chọn học nghề gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Chuyện tham nhũng vặt, bớt xén vốn không phải là chuyện hiếm; và khó ai phủ nhận được những hệ lụy khôn lường của nó trong đời sống hằng ngày ở mọi lĩnh vực. Thế nhưng thật khó để chấp nhận sự tham lam, vô liêm sỉ ấy lại xảy ra ngay trong môi trường giáo dục, nơi con người luôn tin tưởng để gửi gắm thế hệ măng non sẽ được giáo dục “nên người”.
Những quy định mới về mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa cho học sinh (HS) tốt nghiệp THCS theo Luật Giáo dục 2019 sẽ là hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Nhưng để đạt mục tiêu, cần phải gỡ những nút thắt, nhất là khâu liên thông trong đào tạo.
Giáo dục -
Khánh Thi -
15:36, 08/06/2020 Việc trồng cây xanh trong khuôn viên trường học không chỉ tạo cảnh quan, tạo bóng mát, phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa mà còn góp phần xây dựng cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng để cây xanh không trở thành mối lo ngại thì các trường học cần chú ý thực hiện tốt những yêu cầu về trồng, chăm sóc, quản lý, kiểm tra... cây xanh.
Ngày 21/5, hình ảnh do tài khoản Facebook của một người mẹ đăng tải về việc con gái là học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền (TP. Hải Phòng) bị phê bình vì đi học sớm và phải đứng giữa trưa nắng chờ giờ vào trường. Một bức ảnh thôi, nhưng đã gây sóng gió suốt tuần qua, khiến những người lớn tranh cãi kịch liệt chuyện đúng sai.
Sống ở vùng sâu, đời sống khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu,... khiến cho sự học của hàng trăm học sinh ở huyện Đăk G’long (Đăk Nông) rất bấp bênh. Mặc dù chính quyền, thầy cô đã nỗ lực đến tận thôn buôn, vào từng nhà vận động và nghĩ ra nhiều cách để giữ chân học trò, song hành trình tìm con chữ của trẻ em nghèo nơi đây vẫn còn gian nan.