“Cán bộ nào, phong trào đó”, hơn 16 năm qua, nhờ có vai trò “đầu tàu” của Chi Hội trưởng Phụ nữ Đinh Thị Em mà làng Jun đã trở thành Làng “Phụ nữ kiểu mẫu” của xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.
Ngoài chất giọng khàn lạ, khoẻ khoắn khoáng đạt mang âm hưởng đại ngàn Tây Nguyên đem đến cho người nghe nhiều điều mới mẻ, thú vị, Balin còn có khả năng sáng tác, hòa âm phối khí và thể hiện các bài hát song ngữ (tiếng Gia Rai và tiếng Việt). Qua âm nhạc, Balin muốn giữ gìn, phát huy tiếng dân tộc mình và truyền đến các bạn trẻ những thông điệp về cuôc sống.
Xã hội -
Thùy Dung -
09:54, 08/04/2021 Nhiều năm qua, người dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt vì nước giếng khoan, giếng đào nhiễm phèn nặng. Hiện, chính quyền địa phương rất mong được đầu tư nâng cấp các công trình nước sạch để người dân có nước sinh hoạt.
Với phương châm “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường Chư Phật”, các chùa, tịnh xá và tăng ni, phật tử trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Với tình yêu và nỗi lòng trăn trở với văn hóa truyền thống dân tộc, anh Rmah Mich, Phó Bí thư Đoàn xã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã đi tìm gặp các già làng để học hỏi, sưu tầm một số loại hình văn hóa, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ba Na có nguy cơ mai một, sau đó anh thành lập các đội cồng chiêng và truyền dạy cho thanh niên.
Lâm tặc vào rừng phòng hộ tại tỉnh Gia Lai cưa hạ trái phép 119 cây gỗ có đường kính từ 18-100 cm, gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng.
Nhiều năm qua, ở các buôn làng thuộc tỉnh Gia Lai, những nữ già làng, Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế gia đình, giữ vững chủ quyền an ninh vùng biên giới.
Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) là làng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. Làng cách trung tâm xã Lơ Pang chừng 10 km nhưng một thời bị biệt lập, nằm chon von trên đỉnh núi. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều chương trình, dự án để giúp đồng bào dân tộc Ba Na ở làng Pờ Yầu vươn lên thoát nghèo.
Hơn 17 năm qua, già làng Ksor Ry (dân tộc Gia Rai), Người có uy tín của buôn Sô Ma Rơng, xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, Gia Lai) luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS trong buôn ngày càng chuyển biến tích cực.
Lớn lên bên khung dệt của mẹ nên anh Tưih (làng Dur, xã Glar, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã yêu sắc màu thổ cẩm từ nhỏ. Tình yêu ấy đã thúc giục anh phải tìm được hướng đi mới cho thổ cẩm dân tộc và biến ước mơ đưa thổ cẩm vượt ra khỏi buôn làng thành hiện thực.
Giáo dục -
Thùy Dung -
18:38, 16/03/2021 Sau 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025”, chất lượng giáo dục tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Gia Lai đã có những bước tiến rõ rệt.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”… Hoạt động của những Người có uy tín đã góp phần chung tay cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi diện mạo thôn làng, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở.
Xã hội -
Thùy Dung -
19:46, 28/02/2021 Tại tỉnh Gia Lai vẫn còn tồn tại tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong các buôn, làng, gây nhiều hệ lụy cho các gia đình trẻ và cộng đồng xã hội. Để giảm thiểu tình trạng trên, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã và đang tích cực phối hợp với các cấp ngành, chính quyền địa phương triển khai nhiều hoạt động nhằm đẩy lùi vấn nạn trên.
Khi bị cơ quan công an phát hiện, đối tượng khai trồng hàng trăm cây cần sa để… nuôi gia súc.
Vào khoảng tháng 10 -11 hằng năm, khi cây lúa trên nương đã trĩu nặng bông, dân làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) lại họp bàn để tổ chức Lễ cúng giọt nước nhằm cầu xin Yàng và các đấng thần linh cho dân làng sức khỏe, một năm mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho. Nghi thức này được người làng truyền lại từ bao đời nay, trở thành một nét đẹp văn hoá tâm linh được dân làng Krêl và đồng bào Tây Nguyên gìn giữ.
Kinh tế -
Thùy Dung -
15:51, 18/02/2021 Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu duy trì và không ngừng nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới (NTM), xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành chương trình NTM nâng cao sau gần 3 năm kể từ khi được công nhận NTM vào năm 2017.
Hòa chung không khí chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai phấn khởi, tổ chức lễ ăn mừng những con đường mới, những cung đường mùa Xuân do chính quyền địa phương, lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn góp công sức hoàn thành.
Xã hội -
PV -
10:33, 07/01/2021 Xuân Tân Sửu 2021, nhiều gia đình khó khăn tại Gia Lai đã có nhà mới đón Tết từ sự hỗ trợ công sức và kinh phí của lực lượng quân sự địa phương.
“Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt ngày 21/8/2017. Sau 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch, tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng, luôn bám sát quan điểm phát triển văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính dân tộc, khoa học và đại chúng.
Thời gian qua, nhiều làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, các cấp, ngành của tỉnh cũng đưa ra nhiều giải pháp và tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm giúp đồng bào các DTTS bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sau 15 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.