Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hậu thủy điện Ia ly: Sau 30 năm tái định cư người dân vẫn chưa thoát nghèo

Ngọc Thu - 18:32, 14/03/2022

Sau gần 30 năm nhường đất xây dựng đại công trình Thủy điện Ia ly, nhiều hộ dân người đồng bào Gia Rai tại làng tái định cư (TĐC) xã Ia Phí, huyện Chư Păh (Gia Lai) vẫn loay hoay trong việc thoát nghèo. Các cấp chính quyền cũng chưa tìm ra giải pháp khả thi nào để giúp người dân phát triển kinh tế...

Làng tái định cư xã Ia Phí có 326 hộ dân Gia Rai, hơn 30% là hộ nghèo
Làng tái định cư xã Ia Phí có 326 hộ dân Gia Rai, hơn 30% là hộ nghèo

Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp đến thăm làng TĐC của xã Ia Phí, trên con đường dẫn vào làng, gió hất tung đất đỏ bụi bay mù. Nắng gắt, khô khốc khiến cho các nóc nhà làm bằng ngói như muốn vỡ ra. Vài cơn gió thổi qua, cũng làm cho mái tôn cũ kỹ trên mái nhà người dân rung lên bần bật. Bức tường của những ngôi nhà được sơn màu vàng, nay đã ố màu, kèm theo là những vết nứt chẻ dọc không biết đổ ập xuống lúc nào.

Xã Ia Phí có 3 làng là làng Kênh, Tum và Jút với 326 hộ dân, trên 1.400 nhân khẩu. Trong đó, 100% dân số là người Gia Rai. Các làng này đều nằm lọt thỏm giữa núi non trùng điệp, cách xa trung tâm xã hơn 10km. Sau nhiều năm di dân, nhường nơi “chôn nhau cắt rốn” để xây dựng đại công trình Thủy điện Ia Ly, cuộc sống của người dân TĐC xã Ia Phí vẫn chưa thể khá hơn.

Nhà ông Rơ Châm Vich, làng Tum, xã Ia Phívới diện tích khoảng 30 m2, có đến 9 nhân khẩu chung sống, hầu hết đều thất nghiệp
Nhà ông Rơ Châm Vich, làng Tum, xã Ia Phí với diện tích khoảng 30 m2, có đến 9 nhân khẩu chung sống, hầu hết đều thất nghiệp

Như nhà của ông Rơ Châm Vich, làng Tum, xã Ia Phí là một trong những căn nhà trong làng đã xuống cấp trầm trọng. Trong căn nhà với diện tích khiêm tốn khoảng 30 m2 có đến 4 thế hệ, với 9 nhân khẩu chung sống. Ông Vich có 3 sào rẫy trồng cà phê, nhưng không đạt năng suất vì không có nước tưới. Hai người con là lao động chính trong nhà chuyên đi làm thuê, nhưng công việc cũng không đều, vì vậy, khó khăn càng chồng chất. Cả nhà sống trong cảnh khó khăn, túng thiếu, chạy ăn từng bữa.

Ông Vich kể: “Năm 1995, mình nhường lại đất để làm thủy điện, nên cả gia đình chuyển đến nơi này sinh sống. Từ khi về làng TĐC ở, mình khó khăn nhiều lắm. Cây trồng không hiệu quả, đi làm thuê cũng không có việc thường xuyên. Nhà thì đông người, tiền hỗ trợ khi di cư cũng tiêu hết rồi, nên mình không biết làm gì cả. Bây giờ chỉ trông chờ vào định hướng của chính quyền địa phương hỗ trợ giúp mình và những đứa nhỏ có cái ăn, cái mặc, thoát nghèo thôi".

Người dân phải nấu ăn bằng bếp tự dựng tạm bợ bằng tấm tôn ngay sau nhà
Người dân phải nấu ăn bằng bếp tự dựng tạm bợ bằng tấm tôn ngay sau nhà

Theo ông Rơ Châm Thuyn, Thôn trưởng làng Tum, xã Ia Phí, khi dân làng về đây TĐC, bị thiếu đất sản xuất, cây trồng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, không cho năng suất cao. Vì vậy, nhiều gia đình không đủ ăn, trẻ em cũng phải bỏ học để đi làm. Dù có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các mạnh thường quân, nhưng cũng chỉ là trong chốc lát. Nhà dân thì xuống cấp hết rồi, nắng nóng gió thốc, trời mưa thì nhà ướt, dân làng cần hướng giải quyết lâu dài để ổn định cuộc sống.

Còn ông Rơ Châm Kiểu,Thôn trưởng làng Jút, xã Ia Phí buồn bã nói: Dân làng mình thiếu đất sản xuất. Không có đất trồng cây, phải nương theo đất ven lòng hồ. Khi mùa khô đến, nước hồ rút xuống, trơ đất ra thì bà con tranh thủ trồng mì (sắn). Có khi nước bất chợt lên sớm, hay có mưa to thì dân làng cũng phải lo nhổ mì sớm. Khi ấy cây mì sẽ giảm năng suất, chất lượng. Giờ mình chỉ vận động bà con cố gắng đi làm thuê các công ty cao su, trồng mì gần địa phương để có thêm thu nhập lo cho gia đình.

Khi trồng cây không đạt hiệu quả, người dân phải đi làm thuê nhổ mì cho các doanh nghiệp để mưu sinh
Khi trồng cây không đạt hiệu quả, người dân phải đi làm thuê nhổ mì cho các doanh nghiệp để mưu sinh

Nói về cuộc sống người dân tại địa phương, ông Rơ Châm Laoh, Chủ tịch UBND xã Ia Phí, cho hay: Năm 1995, dân 3 làng đã nhường đất để làm Thủy điện Ia Ly. Lúc ấy, mỗi người dân được hỗ trợ một số tiền và xây cất nhà ở tại khu TĐC này. Lâu nay, bà con chỉ quen với việc làm nông, trồng các cây ngắn ngày như lúa, mì… Vì khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước không bảo đảm tưới tiêu, nên người dân chỉ trồng cây 1 vụ/năm, nhưng năng suất cũng thấp.

Ngay dưới đại công trình Thủy điện Ia ly, hơn trăm căn nhà TĐC của người Gia Rai vẫn vô cùng khốn khó. Việc loay hoay thoát nghèo của người dân 3 làng TĐC xã Ia Phí đã đặt ra một bài toán khó mà các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền vẫn đang tìm cách giải.

Ông Nay Kiên, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, cho biết: Nhiều năm qua, huyện Chư Păh cũng đã tạo mọi điều kiện cho Nhân dân tại 3 làng phát triển sản xuất, bằng cách đưa các mô hình cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Tuy nhiên, bà con làng TĐC vẫn khó khăn, bởi thiếu tư liệu sản xuất, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

Mặc dù, bà con đã được đền bù, được hưởng các chính sách của Nhà nước, nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Chính quyền địa phương mong rằng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Nhà máy Thủy điện nên có một chính sách riêng cho làng TĐC đang thiếu đất sản xuất để người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. 

'Huyện cũng mong muốn được Trung ương cấp kinh phí trích nguồn bổ sung để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội cho các làng TĐC, ưu tiên cho địa bàn có các công trình thủy điện để huyện tháo gỡ khó khăn, ổn định và nâng cao đời sống của bà con”, ông Kiên đề xuất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.