Trước những vi phạm trong lĩnh vực tu bổ, tôn tạo di tích thời gian gần đây, ngành Văn hóa tỉnh Bắc Giang đã thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, dần đưa hoạt động này vào khuôn khổ.
Tối 19/9, tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm chùa Hương và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử và Quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương).
Hà Nội với số lượng và mật độ di tích, di sản dày đặc, thì việc xử lý mối quan hệ bảo tồn và phát triển sẽ gặp khó khăn hơn các địa phương khác.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, với 45 điểm di tích thành phần nằm dàn trải trên nhiều địa bàn, đơn vị hành chính như: huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ, việc trông coi, bảo quản di tích hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Dư luận ngày càng quan ngại cho số phận thăng trầm, đôi lúc thảm thương méo mó của hệ thống di tích Việt Nam trong cơn lốc trùng tu tôn tạo. Đáng nhẽ, việc trùng tu phải làm cho di tích “khỏe ra”; nhưng ở không ít công trình trùng tu lại làm cho di tích “trẻ ra”.
Hướng tới Kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018), sáng 20/7/2018, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Lời Tri ân”. “Lời tri ân” được thể hiện như một bông hoa tươi thắm mang ý nghĩa: Sự hy sinh của bao chiến sĩ đã cho đất nước luôn trường tồn, nở hoa... Mặc dù chiến tranh đã đi qua, nhưng những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay.
Ngay sau khi hang động Xá Nhè và Khó Chua La, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được công nhận, xếp hạng di tích cấp quốc gia tỉnh Điện Biên đã tự ý thực hiện dự án xây dựng sửa chữa khi chưa có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).
Nhằm làm phát lộ các dấu vết của tường thành, bậc cấp, đồn phòng thủ của Di tích lịch sử và kiến trúc cấp quốc gia Hải Vân Quan, phục vụ nghiên cứu và xây dựng dự án quy hoạch trùng tu tổng thể công trình, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp thực hiện khai quật di tích này theo Quyết định ngày 28/3 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên những năm qua, công tác sửa chữa, trùng tu các di tích trong quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt chiến trường Ðiện Biên Phủ đã được tỉnh Điện Biên đặc biệt chú trọng đầu tư.
Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon H’ring cách đường Hồ Chí Minh khoảng 500m, thuộc làng Kon H’ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Trùng tu các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử xuống cấp theo thời gian không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, việc lạm dụng trùng tu quá đà xâm hại đến di tích lại là vấn đề đáng lo ngại, rất cần đến sự can thiệp của các nhà quản lý văn hóa. Và câu chuyện xâm hại di tích lại được dấy lên tại một số điểm di tích nổi tiếng của cả nước. Điều này lại một lần nữa đặt ra câu hỏi, nhà quản lý văn hóa ở đâu khi để cho các di sản văn hóa liên tục bị xâm hại?
Tối 18/3, tại Quảng Ninh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh dự Lễ đón nhận “Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông” và lễ khai hội Đền Cửa Ông năm 2018.