Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xâm hại di sản văn hóa: “Căn bệnh đã nhờn thuốc”

PV - 15:52, 11/04/2018

Trùng tu các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử xuống cấp theo thời gian không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, việc lạm dụng trùng tu quá đà xâm hại đến di tích lại là vấn đề đáng lo ngại, rất cần đến sự can thiệp của các nhà quản lý văn hóa. Và câu chuyện xâm hại di tích lại được dấy lên tại một số điểm di tích nổi tiếng của cả nước. Điều này lại một lần nữa đặt ra câu hỏi, nhà quản lý văn hóa ở đâu khi để cho các di sản văn hóa liên tục bị xâm hại?

Công trình trái phép tại Khu di tích Tràng An cổ đang được tiến hành tháo dỡ. Công trình trái phép tại Khu di tích Tràng An cổ đang được tiến hành tháo dỡ.

 

Có thể nói việc ngang nhiên vi phạm Luật Di sản văn hóa, tự ý trùng tu xây dựng mới hàng loạt công trình trong phạm vi “được bảo vệ đặc biệt” của Di sản quốc gia, Di sản quốc gia Hạng đặc biệt, thậm chí là Di sản Thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận không chỉ mới diễn ra. Trước đó, đã có nhiều công trình như: Trùng tu Chùa Trăm Gian năm 2012; Trùng tu Lăng Ngô Quyền, xã Đường Lâm năm 2014; Công trình xây dựng chùa không phép tại chùa Hương năm 2015;…Tuy nhiên, hành vi xâm phạm trái phép đó dường như không có thiên hướng giảm, ngược lại ngày càng có nhiều vụ việc xâm hại di tích, với tính chất nghiêm trọng, trắng trợn hơn.

Đơn cử vào tháng 11/2017, dư luận xôn xao vụ việc di tích quốc gia nghìn năm tuổi-chùa Khúc Thủy, xã Cự Khê, Thanh Oai (Hà Nội) bị xâm hại bởi nhiều hạng mục công trình “lạ” khi nhà ni, nhà tăng được xây dựng hai tầng với kiến trúc lai căng, sơn màu lòe loẹt. Phía sau tòa tam bảo, một số “tòa ngang dãy dọc” khác cũng đang được xây dựng dở dang, trong đó, có tòa nhà bê-tông cốt thép cao đến ba tầng. Ở khu vực này cũng có hai pho tượng phật mới được đưa vào thờ tự. Những công trình trên không phù hợp với vẻ cổ kính và kiến trúc truyền thống mang đậm dấu ấn tôn giáo vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Dù Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội đã có văn bản yêu cầu di dời những tượng Phật được đặt trái phép trong khuôn viên di tích, khắc phục hậu quả, trả lại nguyên trạng cho di tích quốc gia, nhưng theo khảo sát thì tất cả những vi phạm nêu trên vẫn được “bảo tồn nguyên trạng”. Khi được hỏi về những chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, khắc phục hậu quả vi phạm tại chùa Khúc Thủy, nhà chùa cho biết: “Chùa không có kinh phí để di dời những hạng mục vi phạm”. Ông Đặng Cát Lượng, người dân thôn Khúc Thủy cho hay, cũng với lý do không có kinh phí nên đến nay chưa có biện pháp xử lý vi phạm tại chùa Khúc Thủy.

Gần đây nhất, người dân cả nước một lần nữa xôn xao về vụ việc vùng lõi quần thể danh thắng Tràng An-Di sản Thiên nhiên thế giới-thuộc địa bàn xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) được bảo vệ nghiêm ngặt song vẫn bị Công ty Cổ phần du lịch Tràng An (Ninh Bình) xâm hại khi xây dựng trái phép hàng nghìn bậc thang lên núi Cái Hạ (còn gọi là núi Huyền Vũ). Cụ thể, vào tháng 8/2017, Công ty Cổ phần du lịch Tràng An tiến hành xây dựng cây cầu lên đỉnh núi Huyền Vũ, với chiều dài khoảng 1.115m, trên 2.000 bậc. Vị trí xây dựng nằm sâu bên trong khu du lịch Tràng An.

Dưới sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, công trình sai phạm tại núi Cái Hạ hiện đang triển khai công tác tháo dỡ. Tuy nhiên, những sự việc diễn ra trong thời gian qua đã cho thấy một vấn đề: Những công trình, hạng mục sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại thách thức pháp luật. Sự thật này khiến dư luận không khỏi hoài nghi sẽ còn những di sản khác tiếp tục bị xâm hại.

Nói về hành vi xâm hại di tích, di sản văn hóa, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc từng cho rằng, chính hình thức “phạt cho tồn tại” như hiện nay là nguyên nhân dẫn đến việc “nhờn luật”, bất chấp các văn bản quản lý để vi phạm. Cùng với đó là sự thiếu giám sát, thiếu quyết liệt của các cơ quan quản lý khiến cho pháp luật chỉ tồn tại trên văn bản mà không đi vào thực tiễn cuộc sống. “Như câu chuyện Công ty Cổ phần

khu du lịch Champarama đã đổ hàng nghìn khối đất, đá lấn biển vịnh Nha Trang trái phép để làm dự án Khu nghỉ dưỡng Champarama Rerort & Spa mà chỉ phạt hành chính 100 triệu đồng rồi cho tồn tại thì chỉ là phạt danh nghĩa, càng làm cho doanh nghiệp nhờn luật”, ông Dương Trung Quốc nêu ví dụ…

Cần phải khẳng định rằng, việc nhiều di tích bị xâm hại, trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước. Việc xử lý sai phạm chỉ quyết liệt trên văn bản, giấy tờ mà thiếu sự quyết liệt trên thực tế. Đã đến lúc phải xem xét lại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý để xảy ra vi phạm, gây tổn hại đến những di tích là vốn quý của quốc gia. Để bảo vệ di tích, di sản văn hóa, các cơ quan quản lý nhà nước cần quyết liệt thực thi pháp luật để xử lý sai phạm.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22:47, 30/09/2023
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Du lịch - Lê Vũ - Bảo Trần - 22:42, 30/09/2023
Ngay 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 22:38, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 22:35, 30/09/2023
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 22:32, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Thời sự - Hoàng Quý - 22:31, 30/09/2023
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Trải nghiệm Đồng Văn

Trải nghiệm Đồng Văn

Media - Hồng Phúc - Hoàng Quý - 20:59, 30/09/2023
Đồng Văn (Hà Giang) cùng với vẻ đẹp nguyên sơ và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đã trở thành niềm khao khát chinh phục của biết bao tâm hồn đam mê xê dịch. Đồng Văn mùa nào cũng đẹp đến nao lòng, mùa nào cũng có những điểm nhấn rất riêng, tạo nên sự khác biệt của vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu.
Truy tố 2 cựu Bộ trưởng và các bị can trong vụ án Công ty Việt Á

Truy tố 2 cựu Bộ trưởng và các bị can trong vụ án Công ty Việt Á

Pháp luật - PV - 19:55, 30/09/2023
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh cùng 36 bị can trong vụ án Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19.
Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023

Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023

Media - Thúy Hồng - Tào Đạt - 19:35, 30/09/2023
Sáng 30/9, tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023" gắn với “Không gian xúc tiến, kết nối đầu tư, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, du lịch Hà Nội”.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 38): “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 38): “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS

Media - BDT - 17:00, 30/09/2023
Không chỉ dừng lại ở việc dựng màn kịch để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền "khủng" của người dân tại các đô thị lớn, thời gian gần đây lừa đảo trực tuyến đã mở rộng địa bàn, tấn công vào vùng DTTS và miền núi. Vấn đề không mới, nhưng nơi người dân còn hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin và loại tội phạm này lại liên tục thay đổi thủ đoạn, hoạt động ngày càng tinh vi, khiến nhiều người dân đã bị sập bẫy. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ bàn về vấn đề “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS.