Phóng sự -
Khánh Ngân -
08:11, 05/08/2024 Trong ký ức của nhiều thế hệ giáo viên cắm bản, Nậm Nhoóng (huyện Quế Phong, Nghệ An) là vùng đất xa xôi cách trở. Chuyện ăn, chuyện ở… và cả chuyện đi đến Nậm Nhoóng là cả một hành trình gian nan vất vả khó nói bằng lời. Nhưng giờ đây, vùng đất có gần 100% dân tộc Thái sinh sống ở Nậm Nhoóng này đã thay đổi diện mạo. Nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tiếp sức để đời sống đồng bào Thái, Khơ Mú được nâng lên toàn diện.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi", khu vực miền Nam.
Trong 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quản lý, chỉ đạo, điều hành, quy định, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.
Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc (CTDT), những năm qua Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.
Ngày 8/7, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản đôn đốc các cấp, sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Kinh tế -
Thùy Như -
09:46, 05/07/2024 Cùng với sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm vượt khó của Nhân dân và toàn thể hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện Chương trình Nông thôn mới (NTM), tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực tăng cường huy động ngồn vốn, chủ động lồng ghép các chương trình, dự án... để thực hiện có hiệu quả Chương trình NTM. Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 50 xã trở lên đạt chuẩn NTM; trong đó có 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã NTM đạt dưới 15 tiêu chí.
Kinh tế -
Thùy Như -
15:10, 28/06/2024 Theo kế hoạch, tỉnh Cao Bằng phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 50 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); trong đó có 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã NTM đạt dưới 15 tiêu chí. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Cao Bằng đang phát huy mọi nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội, của doanh nghiệp và cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Tin tức -
Ngọc Thu -
11:09, 28/06/2024 Chiều 27/6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Kinh tế -
T.Nhân - H.Trường -
08:05, 20/06/2024 Ngày 19/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết, đã ký Quyết định số 1357 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.
Triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer.
Yên Bái là địa phương đã có nhiều sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG1719 từ năm 2021 đến nay. Theo đó, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa các văn bản, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, có sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với nhiều cách làm sáng tạo, chủ động. Trên cơ sở đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn, lồng ghép nguồn lực thực hiện, tạo sinh kế bền vững, giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Thời sự -
Hoàng Quý -
17:15, 17/06/2024 Sáng 17/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG DTTS).
Đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Trịnh Xuân Trường tại Hội nghị đánh giá tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và tình hình quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024 vừa diễn ra.
Phân định xã, thôn vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là nhằm xác định rõ các khó khăn đặc thù, mức độ phát triển về kinh tế - xã hội, làm cơ sở để hoạch định, tổ chức triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ. Tuy nhiên, để chính sách phát huy hiệu quả cao nhất, ngoài trình độ phát triển thì cũng cần xét đến các yếu tố khác để phân định địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) nhận được sự nhất trí cao của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đánh giá, việc điều chỉnh không những không làm tăng nguồn lực đầu tư mà còn giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc hiện nay, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.
Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức các đoàn công tác tiến hành khảo sát danh mục dự án công trình dự kiến bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Chiều ngày 30/5 tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp thảo luận dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Vụ, đơn vị của UBDT.
Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm mỗi năm là 5%; nhiều thôn bản thoát diện đặc biệt khó khăn; đường bê tông và nhựa đã về tận trung tâm xã, thôn; 100% trạm y tế xã đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT… là những con số đầy ấn tượng, minh chứng cho những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông (Quảng Trị) trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, để Chương trình đạt được mục tiêu và hoàn thành đúng tiến độ, nhìn từ thực tế triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.