Nằm cách trung tâm TP. Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.
Ngày 31/10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) cấp tỉnh, chủ trì tại Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố, nhằm đánh giá tình hình thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2024. Dự tại điểm cầu UBND tỉnh có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG cấp tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Media -
BDT -
11:55, 31/10/2024 Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những công trình hạ tầng, những mô hình sinh kế đầu tư cho đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An đang được đưa vào hoạt động, góp phần làm đổi thay bộ mặt bản làng, đổi thay cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để đồng bào được thụ hưởng nhiều hơn các chính sách của Đảng và Nhà nước, thì cần phải sớm tháo gỡ những vướng mắc liên quan.
Ngày 28/10, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2024, tỉnh được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 3.346 tỷ 164 triệu đồng (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022, 2023 kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 và nguồn chỉ tiêu giao năm 2024).
Tin tức -
Văn Hoa - Vũ Hường -
10:27, 24/10/2024 Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, từ nguồn lực của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã chủ động tổ chức nhiều giải pháp, trong đó có các chương trình giao lưu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào DTTS nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
Vùng miền Tây Nam bộ là vựa lúa gạo trù phú lớn nhất cả nước. Đặc điểm sông nước trải rộng mang lại nguồn sinh kế đa dạng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng bởi đặc điểm địa hình như vậy nên đời sống của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình giảm nghèo), các tỉnh miền Tây Nam bộ đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động đa dạng nguồn lực để hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo,.
Những cung đường được đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp kết nối, thông thương các bản làng xa xôi của miền biên viễn xứ Nghệ. Xe chúng tôi cũng đã từng bon bon trên nhiều cung đường như thế, chợt nhận ra rằng, điều này chẳng phải đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội rất lớn cho bà con vùng DTTS&MN Nghệ An sao...
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng vào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp, nỗ lực cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS. Đồng thời, quan tâm, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Mới đây, chúng tôi mới có dịp theo chân Phó trưởng Phòng Dân tộc Kỳ Sơn (Nghệ An) - Phạm Văn Hòa về các bản làng miền biên viễn. Chuyến đi mang nhiều cảm xúc, bởi tận mắt chứng kiến niềm vui khôn tả của bà con dân bản khi vừa chuyển đến ở trong những căn nhà mới tinh tươm còn hăng hắc mùi sơn vữa.
Có hơn 1.000 loài cây dược liệu quý hiếm, Nghệ An được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu phong phú vào bậc nhất cả nước. Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, được kỳ vọng góp phần quan trọng trong việc phát triển vùng trồng dược liệu, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân vùng thực hiện dự án.
Thực hiện các chương trình MTQG, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hiệu quả. Một trong những giải pháp ấy, chính là khơi dậy được vai trò tiên phong, gương mẫu, dẫn dắt của đội ngũ Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân trên địa bàn.
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, huyện Xín Mần đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và nâng cao đời sống Nhân dân.
Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành hẳn một Dự án 6, hỗ trợ nguồn vốn để triển khai thực hiện nhiều nội dung. Ở Con Cuông (Nghệ An) từ nguồn vốn đầu tư nhiều hạng mục, nội dung của Dự án 6 đã được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Con Cuông (Nghệ An) đang tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn phát huy nội lực tham gia tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Từ thực tiễn triển khai các Chương trình MTQG những năm qua cho thấy, nguồn ngoại lực được phân bổ, cùng với sự chủ động phát huy nội lực, đang là “bàn đạp” quan trọng để góp phần làm đổi thay diện mạo cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân vùng DTTS và miền núi.