Tích cực triển khai việc lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia ( MTQG) và chương trình, dự án khác, diện mạo nông thôn tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) thay đổi đáng kể, hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo.
Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, thời điểm này, tỉnh Tuyên Quang đang quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhằm đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Chè là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực giảm nghèo bền vững.
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã đẩy mạnh số hóa hồ sơ, nhằm xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử, đẩy mạnh cuộc cách mạng chuyển đổi số trên địa bàn huyện, giúp các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng dịch vụ công một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Với lợi thế về đất rừng sản xuất, cùng định hướng phát triển cây lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng và giải quyết việc làm ở địa phương.
Media -
Ngọc Thu -
18:20, 22/11/2024 Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” được thành lập ở 24 thôn, làng đặc biệt khó khăn của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Nhằm nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động cho các mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”, Hội LHPN huyện Đak Đoa đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đúng lộ trình các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các Chương trình đã góp phần quan trọng, giải quyết vấn đề cấp thiết trong đời sống dân sinh, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Media -
BDT -
13:25, 20/11/2024 Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tích cực đưa chính sách vào cuộc sống, phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
Thúy Hồng -
14:43, 18/11/2024 Triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
Công trình “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương” được xem là một đại dự án, mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đại dự án này khó hoàn thành tiến độ theo kế hoạch, do vấp nhiều cái khó.
Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Những năm qua, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, phát huy nội lực, động viên tinh thần, ý chí vươn lên của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo bền vững.
Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.
Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS và miền núi về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 957,834 tỷ đồng, đạt 82,7% nguồn vốn dự kiến thực hiện, giai đoạn 2021-2025.