Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Huệ Khánh - 4 giờ trước

Vùng miền Tây Nam bộ là vựa lúa gạo trù phú lớn nhất cả nước. Đặc điểm sông nước trải rộng mang lại nguồn sinh kế đa dạng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng bởi đặc điểm địa hình như vậy nên đời sống của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình giảm nghèo), các tỉnh miền Tây Nam bộ đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động đa dạng nguồn lực để hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo,.

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang luôn chăm lo đời sống cho người nghèo. Ảnh: Bà Néang Si Na, ở ấp Phước An, xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã giúp đỡ bà cất được căn nhà đại đoàn kết để che nắng, che mưa.
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang luôn chăm lo đời sống cho người nghèo. (Trong ảnh: Bà Néang Si Na, ở ấp Phước An, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang được chính quyền hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết kiên cố để ở)

Tập trung hoàn thiện hạ tầng, nâng cao dịch vụ xã hội

Tỉnh An Giang hiện còn khoảng 2% hộ nghèo, tập trung nhiều ở khu vực miền núi, điều kiện sản xuất khó khăn. Đến hết quý 3 năm nay, tỉnh An Giang đã giải ngân được gần 150 tỷ đồng vốn giảm nghèo của Chương trình. Bên cạnh các hạng mục, dự án an sinh xã hội, xóa nhà tạm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi. Cho đến nay, hầu hết các hộ nghèo ở vùng khó khăn đã được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng; xóa nhà tạm. Các địa phương trong tỉnh bắt đầu tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho người dân, nhất là các hộ nghèo.

Huyện Tri Tôn là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh An Giang. Địa hình nhiều đồi núi, điều kiện canh tác khó khăn do bất lợi về hệ thống nước tưới. Thực hiện Chương trình, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành giải ngân nguồn vốn được giao. Đặc biệt, huyện đã phân bổ thực hiện 67 công trình thuộc dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; phân bổ vốn thực hiện 14 mô hình giảm nghèo với 277 hộ dân tham gia; thực hiện 7 dự án chuyển đổi sản xuất, từ trồng lúa sang chăn nuôi bò, dê, gà...; đào tạo nghề phi nông nghiệp; tập huấn về giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm; thực hiện mục tiêu an cư, huyện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho 1.958 hộ, đảm bảo yêu cầu về diện tích và cơ bản đảm bảo “03 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường chứng, mái cứng).

Như gia đình bà Néang Si Na ở Phước An, xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) thuộc diện hộ nghèo trong xã, bản thân bà bị bệnh, không có khả năng sửa chữa ngôi nhà bị sập đã lâu. Ban Chỉ đạo vận động xây nhà ở cho hộ nghèo của xã Ô Lâm khảo sát thấy hoàn cảnh gia đình bà Néang Si Na quá khó khăn đã xem xét hỗ trợ bà xây dựng căn nhà mới khang trang. Bà Néang Si Na nhớ lai những ngày tháng vất vả phải đi ở đậu nhà cháu, bà xúc động chia sẻ: “Tôi cảm ơn sự quan tâm của các cấp chính quyền đã giúp đỡ gia đình tôi có được căn nhà đại đoàn kết, nếu không có sự quan tâm này không biết đến khi nào tôi có đủ điều kiện xây dựng lại căn nhà của mình”.

Đánh giá về việc triển khai hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng liên kết vùng, cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bạn huyện phục vụ trực tiếp cho sản xuất, dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Chương trình còn góp phần tạo việc làm, sinh kết bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điểm sáng giảm nghèo

Nguồn vốn Chương trình đã mang đến cho vùng khó khăn U Minh (tỉnh Cà Mau) những hi vọng mới. Đây là địa hình rất phức tạp do nhiều kênh rạch chằng chịt; nhiều diện tích rừng, khu bảo tồn, bãi ngang ven biển... nên diện tích để canh tác rất ít. Điểm nhấn đầu tiên của U Minh là tập trung khắc phục những bất cập của hạ tầng giao thông. Đến nay toàn huyện đã xây dựng được gần 1.200km đường kiên cố và 450 cây cầu ngang qua kênh, rạch nối liền các trục lộ chính liên tỉnh, huyện. Đã có hơn 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đạt gần 60 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo giảm còn khoảng 1.200 hộ (4,7% dân số toàn huyện).

Từ nguồn vốn của Chương trình, huyện U Minh phân công các cơ quan, ban ngành trong huyện tham gia giúp đỡ các xóm, ấp khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội; xây dựng mô hình khu dân cư, xóm, ấp không còn hộ nghèo; không có gia đình hội viên Hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên là hộ nghèo.

 Huyện cũng triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, mô hình giảm nghèo hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại; giảm bớt các thủ tục hành chính, bảo đảm tính minh bạch, dân chủ trong bình xét; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng được cải thiện. Các tuyến đường liên vùng, liên huyện tạo điều kiện mạnh mẽ cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương. Ảnh: Đầu tư hạ tầng ở huyện U Minh, Cà Mau.
Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng được cải thiện. Các tuyến đường liên vùng, liên huyện tạo điều kiện mạnh mẽ cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương. Ảnh: Đầu tư hạ tầng ở huyện U Minh, Cà Mau.

Nhiều hộ dân được tạo điều kiện cho thuê đất, mua đất trồng rừng sản xuất từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các dự án giảm nghèo. Bà con được tham gia vào các dự án, tự mình đề ra phương án sản xuất, kinh doanh. Cán bộ phụ trách dự án không cầm tay chỉ việc mà chỉ hướng dẫn phương pháp cũng như cách thức để người dân được vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, cũng từ các dự án của Chương trình, người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo và tư vấn việc làm.

Đánh giá về hiệu quả của Chương trình, ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: Để người dân tự chọn phương án phù hợp là cách làm hay để phát huy hiệu quả tốt nhất của các dự án giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm. Tất nhiên, cán bộ dự án phải thường xuyên kiểm tra và định hướng để bà con lựa chọn phương án phù hợp. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục chỉ đạo cán bộ dự án, các xã thực hiện tốt các mô hình, dự án sinh kế đã tổ chức thực hiện trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng tính bền vững và khả năng nhân rộng ra cộng đồng.

Chung tay cùng hộ nghèo

Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua xóa đói, giảm nghèo với nhiều mô hình hay, sáng tạo và từng bước được nhân rộng ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Thành công của các mô hình mang lại hiệu quả và giá trị nhất định trong công tác giảm nghèo cũng như bảo đảm đời sống xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo chuyển biến trong nhận thức và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo.

Các cấp ủy đảng trong tỉnh luôn xác định mục tiêu giúp người dân thoát nghèo là việc làm tiên quyết nên ban hành nhiều nghị quyết, văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng “xắn tay áo” để cùng bà con thoát nghèo. Chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, nắm bắt và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như tham mưu, đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện. Một số cơ quan, đơn vị nhận “đỡ đầu” cho hộ nghèo như Hội phụ nữ tỉnh giúp hội viên thông qua các “tổ hùn vốn”; “mỗi chi hội giúp ít nhất 1 hộ hội viên”; “Phong trào phụ nữ vượt khó khởi nghiệp”.

Với suy nghĩ giúp đỡ nhau từ những điều nhỏ nhất khi khó khăn cũng mang lại ý nghĩa, giá trị lớn, lãnh đạo và hội viên Hội phụ nữ thành phố Hồng Ngự triển khai nhiều mô hình: Tổ heo đất tiết kiệm; Tổ heo đất tình thương; Kết nối yêu thương; Vườn ươm an sinh hỗ trợ phụ nữ nghèo; Hũ gạo tình thương... Số tiền, gạo thu được từ các hoạt động này được sử dụng để hỗ trợ hội viên nghèo, khó khăn.

 Từ năm 2021, từ nguồn quỹ này, Hội phụ nữ thành phố Hồng Ngự đã giúp đỡ cho hơn 500 lượt hộ nghèo; nhiều hội viên còn tạo điều kiện huy động vốn hoặc giúp đỡ hội viên nghèo tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất. Việc làm của các chị đã trực tiếp giúp cho 125 hộ hội viên nghèo thoát nghèo.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo thực sự đã mang lại sự hưởng ứng rộng khắp và rõ nét trong đời sống xã hội của nhiều địa phương. Thời gian tới, hi vọng rằng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả từ các tỉnh được nhân rộng và phát triển bền vững, trở thành một trong những biện pháp giảm nghèo hiệu quả trên cả nước./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 3 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 3 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào

Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai, tối 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã diễn ra Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Công tác Dân tộc - Huệ Khánh - 4 giờ trước
Vùng miền Tây Nam bộ là vựa lúa gạo trù phú lớn nhất cả nước. Đặc điểm sông nước trải rộng mang lại nguồn sinh kế đa dạng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng bởi đặc điểm địa hình như vậy nên đời sống của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình giảm nghèo), các tỉnh miền Tây Nam bộ đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động đa dạng nguồn lực để hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo,.
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Sắc màu 54 - Tạ Đức Hạnh - 5 giờ trước
Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" điễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, tuần văn hóa đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Kinh tế - Bảo Anh - 6 giờ trước
Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị)
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Pháp luật - Kim Thu - 6 giờ trước
Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...