Chợ đêm Pác Ngòi tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) là mô hình chợ đêm đầu tiên được tổ chức thường xuyên vào các tối thứ Bảy, Chủ Nhật hằng tuần. Mới hoạt động được 3 tháng, song chợ đêm Pác Ngòi đang có nhiều tín hiệu đáng mừng, bởi số lượng người dân trong vùng và khách du lịch tới đây khá đông.
Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2010, hồng không hạt Bắc Kạn được xác định là 1 trong 5 sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với cam, mơ, chè, quýt. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của loại đặc sản này chưa phát huy đúng tiềm năng, lợi thế vốn có.
Thời sự -
Hồng Phúc -
20:57, 18/10/2019 Trong 2 ngày 17 - 18/10, tỉnh Bắc Kạn đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III diễn ra trong hai ngày 17-18/10/2019. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi diễn ra trong thời điểm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn một lòng đoàn kết ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI.
Vào thời điểm này, tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn, người dân đang tất bật thu hoạch chính vụ sản phẩm hồng không hạt - loại cây chủ lực của địa phương hiện nay. Năm 2013, hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Với bước đệm quan trọng đó, cây hồng không hạt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 21,88%, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kạn. Các chương trình, dự án-một nguồn lực lớn đã được đầu tư để nâng cao đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, thực tế triển khai các chương trình cũng còn một số tồn tại chưa phù hợp với thực tế.
Gạo Bao Thai Chợ Đồn là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh Bắc Kạn, được đăng ký nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Giống lúa này được canh tác rộng rãi trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong vụ mùa hằng năm, cho năng suất cao, hạt gạo trắng, thơm ngon đặc trưng và giàu dinh dưỡng.
Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn có nhiều mô hình tự quản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Một số mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự đồng thuận từ lực lượng chức năng tới người dân. Điển hình là mô hình “Hộ an toàn-Thôn, bản, tổ dân phố bình yên”.
Vào những ngày 13-14 tháng Giêng hàng năm, tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, “mọi con đường đều hướng lên Mù Là”. Nơi đây, giữa Lễ hội Mù Là bạt ngàn hoa tam giác mạch là những cô gái Mông váy xòe hoa nảy nhịp, những chàng trai Mông cánh tay chắc săn cắp khèn theo bước, những pao, những yến được dịp rời tay mà tỏ bày thương nhớ....
Hàng tỷ đồng vốn nằm phơi sương gió, gây lãng phí, trong khi hằng ngày, người dân vẫn phải đi qua ngầm tràn vượt suối, không an toàn. Đây là thực trạng ở 3 cây cầu trên tuyến Tỉnh lộ 256 nối từ thị trấn Chợ Mới với xã Hảo Nghĩa của huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Thôn Nặm Tốc của xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn được biết đến là thôn xa và khó khăn nhất của xã. Thôn có hơn 40 hộ với 214 nhân khẩu, 100% là đồng bào Dao sinh sống trong điều kiện không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại… Thật khó hình dung, chỉ cách trung tâm TP. Bắc Kạn chưa đầy 25km lại có một thôn heo hút và khó khăn đến vậy.
Từ sự quan tâm của Nhà nước, xã Cường Lợi (Na Rì) đã được đầu tư nhiều công trình nước sạch tự chảy phục vụ người dân, nhất là các thôn, bản vùng cao còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, niềm vui được dùng nước sạch của người dân chưa được bao lâu thì các công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, thậm chí “đắp chiếu”… ngừng hoạt động.
Nhiều năm qua, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã duy trì thường xuyên việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Từ đó, bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn...
Theo phản ánh của người dân thôn Bản Tàn, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, thời gian gần đây, tại địa phương xuất hiện nhiều hố sụt lún. Hiện tượng này làm thiệt hại về tài sản của người dân, gây hoang mang trong dư luận.
Xã Thanh Vận (Chợ Mới, Bắc Kạn) những ngày giữa tháng 10, tiết trời se lạnh và cơn mưa rào nặng hạt, nhưng từ sáng sớm hàng nghìn người dân vẫn có mặt tại Chợ trung tâm xã để tham gia “Ngày hội hạnh phúc” để được “sẻ chia” và “thấu hiểu”....
Đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng vùng Bắc Kạn đặc biệt phong phú với hệ thống thơ ca, sli lượn… được ghi chép hoặc truyền khẩu từ ngàn đời. Tuy nhiên hiện nay, một số hình thức cũng như nội dung diễn xướng đã dần mai một, thậm chí biến mất trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào, điển hình như “thơ lẩu”- thơ hát trong đám cưới của người Tày, Nùng.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một hướng đi tất yếu, nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, để OCOP đi đúng hướng thì rất cần sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân.
Theo Báo cáo nhanh của các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An, tính đến sáng 30/8, mưa lũ đã làm 1 người chết do đá lăn vào nhà là một bé 2 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; 1 người bị lũ cuốn trôi mất tích (anh Vì Văn Sơn, sinh năm 1977) ở bản Cáp Na, xã Nà Bó, tỉnh Sơn La; 3 người bị thương (Hòa Bình 1 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người).
Kho tàng văn hóa truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn đang đứng trước nguy cơ mai một khi mà đại đa số những phong tục, tín ngưỡng văn hóa hay văn học dân gian đều được ghi chép bằng thể chữ Nôm-Tày. Thế nhưng số người có thể đọc, dịch thể chữ này tại Bắc Kạn hiện còn rất ít. Sẽ càng đáng lo ngại hơn khi chính kiểu chữ viết này cũng đang dần mai một.
Ngày 27/7, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Tham gia tháp tùng Phó Chủ tịch Quốc hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh; đại diện Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, lãnh đạo VPQH, Bộ NN&PTNT.