Đến TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) để cảm nhận cuộc sống yên bình, người dân thân thiện. Đặc biệt, Châu Đốc có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia. Các công trình di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng như: Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, đình Châu Phú. Các thắng cảnh thu hút du khách tìm đến là làng Chăm Châu Giang, kênh Vĩnh Tế, làng nổi cá bè hoặc vườn Tao Ngộ, nhà nghỉ bác sĩ Nu, pháo đài trên núi Sam.
Năm 2018, An Giang Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2018)-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người con ưu tú của quê hương An Giang. Dịp này, sẽ có nhiều hoạt động chào mừng gắn với sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi. An Giang cũng là nơi hội tựu nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer với những nét văn hóa rất phong phú và đa dạng.
Những ngày này, đến các vùng nông thôn huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang), nhìn trên ngọn cây thốt nốt rất dễ bắt gặp những người đi lấy nước thốt nốt để nấu đường. Người Khmer nơi đây coi cây thốt nốt là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ nên ai nấy đều ra sức giữ gìn như một vật thiêng.
“Thấy mấy đứa nhỏ hoàn cảnh rất khó khăn, thất học, sa vào tệ nạn tôi không đành lòng…”. Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời, 68 tuổi, Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang mở đầu câu chuyện với chúng tôi về lớp học tình thương do ông khởi xướng một cách đơn giản như vậy.
Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã gắn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới với các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tháng chay Ramadan của đồng bào Chăm tỉnh An Giang ngày một phát huy những nét văn hoá có sẵn từ lâu đời thành những đợt trau dồi đạo đức cho từng cá nhân, cũng như để đồng bào thấy rõ hơn những chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Tại Châu Giang (An Giang), phần lớn dân cư đều sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm. Họ tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác hay tinh xảo hơn là túi xách, ví đựng tiền, dép… những sản phẩm có hoa văn độc đáo, lạ mắt, nhưng vô cùng đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân miền Tây Nam bộ.
Trải qua nhiều thăng trầm, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), ở xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) từng nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm Khmer (còn gọi Silk Khmer). Song, hiện nay chỉ còn ấp Srây Sakốth (xã Văn Giáo) giữ được nghề.
Sóc Tà Ngáo, ấp Phú Tâm, xã An Phú (huyện Tịnh Biên, An Giang) có 100% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Trước đây, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm qua, An Phú đã tập trung triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình giảm nghèo của Chính phủ: 134, 135, 167... nên đời sống vật chất, tinh thần của bà con Khmer ở sóc Tà Ngáo không ngừng được cải thiện.
Trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi tìm đến ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang để chứng kiến tận mắt trên 500 con le le “vàng” mà ông Sa Lê (dân tộc Chăm) đang sở hữu. Gọi là “vàng” vì giá trị kinh tế của loại gia cầm này cao hơn gà, vịt gấp nhiều lần và nguồn cung luôn không đủ cầu.