Tin tức -
Quang Vinh -
07:07, 21/11/2024 Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xã hội -
Ngọc Thu -
14:50, 22/05/2024 Trong 2 ngày 21 - 22/5, tại làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ (Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Đak Pơ, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ tổ chức Lớp Bồi dưỡng, tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Ba Na tại địa phương.
Ngày 25/10, tại cánh đồng làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Kbang tổ chức phục dựng nghi thức Lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na.
Ngày 10/4, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Đak Đoa ( tỉnh Gia Lai) phối hợp với với UBND xã K’Dang, tổ chức phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na tại khu vực giọt nước và nhà mồ của làng Hnap.
Trong 5 ngày (ngày 3 - 8/7), tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khai mạc Lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể cho 40 học viên người Ba Na và 10 học viên người Gia Rai.
Khi lúa đã chín vàng trên khắp các nương rẫy, đồng bào dân tộc Ba Na ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là lễ hội quan trọng, là lễ hội chung của cả cộng đồng Ba Na, được tiến hành ở nhà rông để tạ ơn thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Sau một thời gian xây dựng, phục dựng, hoàn thiện, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã ban hành Quyết định số 1831/QĐ-UBND công nhận bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, Ba Na kể từ ngày 22/6/2023
Với mong ước năm mới đến mọi việc được thuận lợi, cuộc sống sung túc, thóc lúa đầy kho, đồng bào Ba Na ở làng Kte Kchăng (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã làm lễ cúng năm mới trong không khí rộn ràng, phấn khởi.
Du lịch -
L.Phương -
09:00, 26/06/2023 Thông tin từ UBND huyện An Lão (Bình Định) cho biết, huyện đang phối hợp với các đơn vị chuẩn bị cho Lễ hội Du lịch Hè huyện An Lão năm 2023. Ðây được xem là dịp tốt để huyện giới thiệu những tài nguyên du lịch độc đáo của huyện miền núi với người dân và du khách.
Tin tức -
Ngọc Thu -
20:41, 17/11/2022 Chiều 17/11, Đoàn công tác của Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai làm Trưởng đoàn đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn tộc cùng đồng bào Ba Na tại làng Wâu, xã Chư Á, Tp. PleiKu, Gia Lai.
Du lịch -
T.Nhân -
08:30, 06/07/2023 Tối 5/7, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã long trọng tổ chức Lễ hội du lịch Hè năm 2023 và Liên hoan cồng chiêng huyện An Lão lần thứ II. Đồng thời, huyện An Lão cũng công bố, trình diễn và giới thiệu đến công chúng bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê và Ba Na trên địa bàn huyện.
Tin tức -
Ngọc Thu -
11:41, 29/03/2023 Trong 2 ngày 27, 28/3, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức phục dựng Lễ Mừng năm mới của đồng bào Ba Na sinh sống tại làng Krông Hra (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ).
Media -
Ngọc Thu -
10:10, 27/05/2024 Lễ cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Ba Na tổ chức vào tháng 4 hàng năm, để cầu mong mưa xuống, bắt đầu cho một mùa vụ mới trong năm. Đồng thời, mang theo những ước vọng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống bình an. Đây cũng là nghi lễ độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc được gìn giữ qua bao thế hệ.
Nhằm đưa rượu ghè truyền thống của địa phương thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường, chính quyền xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã hỗ trợ ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” do chị Yet (làng Kon Pơ Nang) làm chủ. Qua đó, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân tham gia làm rượu ghè truyền thống.
Media -
Ngọc Thu -
23:19, 17/06/2023 Hơn 400 nghệ nhân người Ba Na đến từ 6 xã đồng bào DTTS huyện Đắk Pơ đã phấn khởi, tự hào khi được trình diễn những màn cồng chiêng đặc sắc tại Ngày hội văn hóa các dân tộc. Ngày hội không chỉ mang lại niềm vui, món ăn tinh thần cho các nghệ nhân, mà còn là cách để bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Bằng niềm đam mê với âm nhạc truyền thống, nhiều năm nay, vợ chồng ông A Nhum và bà Y Djer (dân tộc Ba Na) ở làng Kon Ktu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Việc làm ý nghĩa của vợ chồng ông A Nhum đã góp phần thục hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh", đồng bào Ba Na rủ nhau trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn UTZ. Nhờ vậy, nông dân ở xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai không còn phải lo cảnh mất mùa, nông sản bán ra lại được giá. Góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Già Yơk 71 tuổi, làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa (Gia Lai) là Người có uy tín, có vai trò quan trọng đối với đồng bào Ba Na tại địa phương. Những năm qua, già Yơk không những đi đầu trong làm kinh tế, mà còn hướng dẫn dân làng cùng làm theo và thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nằm trong hoạt động “Chào năm mới 2022” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai đã tổ chức Nghi thức cúng vợt sợi bông trước khi tiến hành các bước tạo ra sợi vải, với ý nghĩa xin chư vị phù hộ cho việc làm của gia chủ được thuận lợi, sợi bông bền chắc, sợi chỉ không phai màu.
Kon Sơ Lăl - ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất ở Tây Nguyên. Ở đó, nhà rông thủa nào cháy rụi bây giờ đã được dựng lại, đứng sừng sững như “người khổng lồ” giữa rừng xanh, là niềm tự hào của dân làng.