Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Ngày 17/11, tại nhà rông thôn Tua Ria Pêng, xã Đăk Hring, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hủy hoại rừng đối với các bị cáo: A Sun, A Pher, A Lãi, A Nghĩ, A Thum đều trú tại thôn Đăk Wek, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà.
Từ tháng 5/2024 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã bám sát cơ sở, nắm bắt thông tin và có đến 11 tin, bài phản ánh về những vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại khu vực giáp ranh giữa địa giới hành chính xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (thường gọi khu vực Cây đa cười), đến nay, đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” được trả lại hiện trạng ban đầu. Điều đáng nói là khi phóng viên làm việc với lãnh đạo UBND xã Đăk Pxi thì bị từ chối cung cấp thông tin vì cho rằng UBND huyện Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo “Mật”, mọi thông tin giờ đều qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cung cấp.
Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc, thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.
Thời gian qua, người dân sinh sống, sản xuất quanh khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà và lòng hồ thủy điện Plei Kần, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) liên tiếp chịu cảnh nước dâng ngập hoa màu, đất đai sạt lở. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.
Với nhiều cách làm hay và mô hình sáng tạo trong việc tuyên truyền, triển khai Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đăk Hà (Kon Tum), đã từng bước góp phần nâng cao nhận thức và giải quyết căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong vùng đồng bào DTTS.
Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.
Ngày 5/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi "Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024". Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, mang đậm hơi thở cuộc sống và thể hiện được kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!
Ngày 13/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng tại huyện Đăk Hà.
Liên quan đến vụ việc xã hỗ trợ bò sinh sản nhưng dân nhận... bê tại xã Ngọk Wang mà Báo Dân tộc và Phát triển đã có loạt bài phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa ký Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Ngô Tấn Khoa - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ngọk Wang.
Sáng 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi, đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương cùng các đồng phạm: A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đến nay trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) không còn tình trạng TH&HNCHT. Huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để không còn tái diễn tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS.
Thời sự -
Ngọc Chí -
05:52, 23/07/2024 Trong chuyến công tác tại tỉnh Kon Tum vào tháng 4 năm 2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm đồng bào Ba Na ở làng Ðắk Mút, xã Ðăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum) và đã có những lời căn dặn thân tình. Thực hiện lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Ba Na ở làng Đăk Mút đã phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc.
Kinh tế -
Ngọc Chí -
16:08, 18/07/2024 Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dâu nuôi tằm. Tuy mới phát triển không lâu, song những tín hiệu khả quan về hiệu quả kinh tế là cơ sở để huyện triển khai nhân rộng. Góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ngày 7/8, UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tin tức -
Ngọc Chí -
07:17, 11/07/2024 Kể từ tháng 5/2024 đến nay, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) liên tục ghi nhận các trường hợp mất trộm dây tiếp địa trạm biến áp (TBA) trên địa bàn các huyện Đăk Hà, Đăk Tô và Ngọc Hồi. Việc này không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước và tài sản của Nhân dân.
Ngày 30/8, tại Nhà văn hóa xã Đăk Long, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Vi phạm các quy định về khai thác, quản lý rừng và lâm sản” đối với bị cáo Phạm Văn Nhuệ và các đồng phạm là A Tuyếng, Nguyễn Mười, Nguyễn Văn Vụy và A Nghiệp.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Tuy nhiên, việc khôi phục chưa trả lại đúng tình trạng đất như ban đầu và một lượng lớn đất đã bị mưa cuốn trôi gây lấp ruộng, ao trữ nước của các hộ dân phía bên dưới.
Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!