Thời sự -
Ngọc Chí -
07:54, 05/04/2024 UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản số 1123, yêu cầu xử lý vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp tại khoảnh 9, tiểu khu 325, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà mà báo chí phản ánh.
Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (24/3/1994 – 24/3/2024), chiều ngày 8/3, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Khai mạc chương trình “Đăk Hà ngày mùa”.
Photo -
Ngọc Chí -
00:43, 27/02/2024 Tỉnh Kon Tum đang quyết liệt triển khai bảo vệ rừng và trồng lại rừng. Thế nhưng, hiện nay những cánh rừng nguyên sinh, rừng trồng, rừng tái sinh ở khu vực xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà đang bị người dân phát, đốt để lấy đất sản xuất. Những cánh rừng bao năm mới hình thành phút chốc đã trở thành những ngọn đồi trọc và cháy đen...
Tin tức -
Ngọc Chí -
07:36, 03/02/2024 Trong không khí Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang cận kề, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang nỗ lực mang Tết đến gần hơn cho các em học sinh vùng DTTS, vùng khó khăn với nhiều sắc màu mang đậm hương vị truyền thống.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum (Sở LĐ-TB&XH) vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về kết quả kiểm tra thông tin phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về trường hợp người lao động Y Nghen. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh khẳng định phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển qua bài viết ngày 19/01/2024: “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người” là đúng sự thật và Sở này đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý vụ việc.
Thời sự -
Ngọc Chí -
15:48, 23/01/2024 Sau khi UBND tỉnh Kon Tum có Công văn chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh với nội dung “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”, sáng ngày 23/1, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (Sở LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Đăk Hà đã làm việc với UBND xã Ngọk Réo và gia đình Y Nghen để nắm bắt thông tin, nguyện vọng của gia đình.
Bạn đọc -
Ngọc Chí -
07:15, 20/01/2024 Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh: “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum đã thông tin đến Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngay sau đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Thương mại du lịch (Colecto.Jsc) về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến nhiều lao động, trong đó trường hợp của lao động Y Nghen ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Cuộc sống quá khó khăn, năm 2017 chị Y Nghen (dân tộc Xơ Đăng), ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tham gia xuất khẩu lao động, làm giúp việc tại thị trường Ả Rập Xê Út với kỳ vọng sẽ có được số tiền tích lũy để sau này chăm lo cho gia đình. Thế nhưng 7 năm lưu lạc nơi xứ người, chị Y Nghen không nhận được tiền lương như cam kết và cũng không biết khi nào có thể được về nước. Ở quê nhà thì 7 đứa con đang ngóng trông mẹ về từng ngày.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về “Việc hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi dân nhận lại là bê tại xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc vừa ký văn bản đề nghị các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh; bảo đảm thực hiện hiệu quả, đúng quy định nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Ngày 26/12, UBND huyện Đăk Hà đã có báo cáo gửi Huyện ủy Đăk Hà về kết quả kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về vụ việc “Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê” tại xã Ngọk Wang và kết quả đã khắc phục những bất cập mà báo nêu. Ông Hà Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà khẳng định: Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh đúng, có cơ sở.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển: “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, chính quyền xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà gấp rút tổ chức đổi lại bò cho người dân đã nhận hỗ trợ trước đây.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh về những bức xúc của đồng bào DTTS ở xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà được hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”, Huyện ủy Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo làm rõ nội dung báo phản ánh. Theo ghi nhận của phóng viên, chính quyền xã Ngọk Wang đang tổ chức kiểm tra trọng lượng từng con bò. Nhưng có một nghịch lý, là bò của dân tự mua 8 triệu đồng lại có số cân nặng hơn bò của xã mua 16,5 triệu đồng.
Trong quá trình tìm hiểu sự việc Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê” tại xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà (Kon Tum), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển còn được người dân kể lại những câu chuyện mà họ đã gặp phải khi kiên quyết phản ứng không nhận bò hỗ trợ. Điều này cho thấy sự khuất tất trong việc triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đang dạng hóa sinh kế cộng đồng cho đồng bào DTTS nơi đây.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh: "Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”, ngày 22/12, Huyện ủy Đăk Hà đã có Công văn số 1776 yêu cầu UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh.
Theo dự án được phê duyệt, 108 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà (Kon Tum) sẽ được nhận hỗ trợ mỗi hộ 01 con bò cái sinh sản trị giá 16,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận bò thì người dân cho rằng đó chỉ là bê con, thậm chí có hộ còn kiên quyết không nhận. Nhiều người cho rằng chỉ riêng số tiền đối ứng 35% thì có thể mua được 01 con bò như thế. Với những việc làm bất thường này đã gây dư luận không tốt trong Nhân dân.
Gần 20 năm sau khi rời làng, nhường đất cho công trình thủy điện Plei Krông đến ở khu tái định cư, đến nay vẫn còn 25 hộ dân tộc Ba Na ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất mà họ đã ở bấy lâu nay. Không có giấy tờ gì để chứng minh, người dân muốn canh tác, sử dụng mảnh đất vào việc gì cũng không được.
Media -
Ngọc Chí -
05:59, 31/10/2023 Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Chính phủ và Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã tập trung triển khai hỗ trợ và xây dựng nhiều mô hình giúp phụ nữ trên địa bàn huyện khởi nghiệp hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Sáng 3/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023.
Thời gian gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tích cực thực hiện. Việc chuyển đổi cây trồng không chỉ phát huy tối đa hiệu quả sản xuất mà còn giúp người dân cải thiện thu nhập.