Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: “Lộ diện” người đứng sau gom mua đất của đồng bào DTTS xã Đăk Pxi (Bài 2)

Ngọc Chí - 16:38, 29/05/2024

Với nhiều chiêu thức, các đối tượng cò đất đã mua được đất sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Người đứng phía sau gom đất cũng đã được chính quyền xác định và họ có mục đích làm dự án du lịch cộng đồng. Nhưng liệu những điều họ “vẽ” đó có đúng sự thật, hay chỉ là để qua mặt chính quyền địa phương, gom mua đất của đồng bào DTTS sử dụng vào mục đích khác?

Sau khi mua đất lúa nước của đồng bào DTTS thì các đối tượng đã tiến hành san lấp
Sau khi mua đất lúa nước của đồng bào DTTS thì các đối tượng đã tiến hành san lấp

Nhiều hộ vẫn thiếu đất sản xuất

Xã Đăk Pxi có tổng diện tích tự nhiên hơn 26.500 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm hơn 3/4 diện tích tự nhiên). Với hơn 90% dân số là đồng bào DTTS, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đất sản xuất có vai trò rất quan trọng.

Ngày 03/4/2024, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi Nguyễn Thanh Bình ký Báo cáo số 151 gửi UBND huyện Đăk Hà, Phòng Dân tộc huyện Đăk Hà báo cáo kết quả rà soát danh sách hộ đồng bào DTTS thiếu và không có đất ở, đất sản xuất. Theo báo cáo, trên địa bàn xã có 09 hộ thiếu đất ở (01 hộ nghèo và 08 hộ không thuộc hộ nghèo và cận nghèo); 31 hộ thiếu đất sản xuất (09 hộ nghèo, 04 hộ cận nghèo, 18 hộ không thuộc hộ nghèo và cận nghèo).

Thực trạng các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã Đăk Pxi thiếu đất ở, đất sản xuất đang hiện hữu, nhưng tình trạng đồng bào DTTS bán đất sản xuất vẫn diễn ra khi nay. Đây thực sự là vấn đề đáng báo động.

Chị Y Duyên, thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi cho biết: Gia đình có gần 1 sào ruộng nước và ao cá tại khu vực Cây đa cười, cò đất đến nhà hỏi mua, lúc đầu gia đình chưa muốn bán nhưng họ hỏi miết và hứa là cứ bán đi rồi sau này gia đình vẫn được làm ở diện tích đất đó. Sau đó gia đình đồng ý bán với giá 25 triệu đồng, sau khi mua xong thì họ san lấp luôn rồi, gia đình có được làm nữa đâu.

Tương tự, anh A Bình, thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi cũng đồng ý bán cho các đối tượng cò đất gần 1 sào đất với giá 20 triệu đồng. Họ đặt cọc 5 triệu đồng và cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đến nay vẫn chưa trả đủ tiền, với lý do chưa xong thủ tục.

Phần lớn diện tích đất ở khu vực Cây đa cười đồng bào DTTS đã bán cho các đối tượng cò đất
Phần lớn diện tích đất ở khu vực Cây đa cười đồng bào DTTS đã bán cho các đối tượng cò đất

Tỉnh Kon Tum hiện nay đang rất quan tâm đến việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Cụ thể, ngày 07/02/2024, UBND tỉnh Kon Tum có Văn bản số 504 về việc triển khai thực hiện Thông báo số 945-TB/TU ngày 29/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó có nội dung về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh: Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung giải quyết tình trạng hộ người đồng bào DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất, gắn với hướng dẫn người dân sử dụng đất hiệu quả để phát triển kinh tế; ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất đai dẫn đến mất tư liệu sản xuất...

Xã hằng năm cũng có văn bản để triển khai cho các thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân giữ đất để sản xuất. Đặc biệt, hộ đồng bào DTTS là hạn chế tối đa, không được để hết đất ở, đất sản xuất. Nói thật là làm hết trách nhiệm đó.

Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà cho biết: Xã hằng năm cũng có văn bản để triển khai cho các thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân giữ đất để sản xuất. Đặc biệt, hộ đồng bào DTTS là hạn chế tối đa, không được để hết đất ở, đất sản xuất. Nói thật là làm hết trách nhiệm đó.

Việc gom mua đất của đồng bào DTTS không chỉ diễn ra tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà mà hiện đang diễn ra ở một số địa phương khác. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào DTTS hạn chế việc bán đất sản xuất.

"Lộ diện" người mua đất

Ngày 26/5/2024, UBND huyện Đăk Hà có Báo cáo số 435 báo cáo vụ việc san lấp mặt bằng trên diện tích đất trồng lúa tại vị trí đất giáp ranh giữa thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi và thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long.

Trong báo cáo ghi rõ diễn biến vụ việc: Theo báo cáo của UBND xã Đăk Pxi, vào khoảng thời gian đầu năm 2024, có một số cá nhân vào địa bàn xã Đăk Pxi để nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân là người đồng bào DTTS; qua nắm bắt thông tin thì việc các cá nhân nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất nông nghiệp này để sử dụng vào mục đích làm dự án du lịch cộng đồng. Thực chất, các cá nhân vào liên hệ nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất không phải là người sử dụng đất, mà là những người môi giới để ông Nguyễn Ngọc Tấn, địa chỉ thường trú tại 79 Đặng Minh Trứ, phường 10, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Hà thì ông Nguyễn Ngọc Tấn là người nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và có ý tưởng làm dự án du lịch cộng đồng
Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Hà thì ông Nguyễn Ngọc Tấn là người nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và có ý tưởng làm dự án du lịch cộng đồng

Theo ý tưởng của ông Nguyễn Ngọc Tấn (người nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất), tại vị trí đất này ông sẽ hỗ trợ cho Nhân dân trong thôn xây dựng 01 Nhà văn hóa cộng đồng để làm nơi sinh hoạt chung cho thôn cũng như tổ chức các sự kiện trọng đại của xã, đồng thời sẽ hình thành (tái hiện lại) một làng văn hóa cộng đồng theo phong tục tập quán của các dân tộc hiện có trên địa bàn huyện (sẽ phục dựng các gian nhà theo phong tục tập quán của từng dân tộc); sau khi phục dựng các gian nhà theo phong tục của mỗi dân tộc, sẽ bố trí cho hộ nghèo DTTS tại thôn trực tiếp sinh sống, canh tác xung quanh làng du lịch cộng đồng này. Ngoài việc bố trí nơi ở cho hộ nghèo DTTS tại chỗ, ông Tấn còn bố trí đất (trung bình mỗi hộ khoảng 01 ha), hỗ trợ cây giống cho các hộ trồng rừng và hằng năm sẽ hỗ trợ kinh phí để công chăm sóc rừng cho các hộ nhận đất trồng rừng.

Để có mặt bằng phục dựng nhà văn hóa cộng đồng, được sự thống nhất của ông Tấn, khoảng cuối tháng 4/2024 một số cá nhân đã tự ý đưa máy múc vào san gạt mặt bằng. Sau khi phát hiện hành vi chưa đúng quy định của pháp luật về đất đai, UBND xã Đăk Pxi đã phối hợp với UBND xã Đăk Long tiến hành kiểm tra, ngăn chặn và yêu cầu các cá nhân dừng mọi hoạt động và đưa toàn bộ máy móc ra khỏi địa bàn xã.

Việc san lấp cũng ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất của các hộ đồng bào DTTS có đất ở khu vực Cây đa cười
Việc san lấp cũng ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất của các hộ đồng bào DTTS có đất ở khu vực Cây đa cười

Điều đáng nói là nếu ông Nguyễn Ngọc Tấn có ý định đầu tư tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà như báo cáo của UBND huyện thì tại sao không làm việc với chính quyền địa phương để xin chủ trương đầu tư mà phải đi gom mua đất của đồng bào DTTS như hiện nay. Bởi hiện nay, tỉnh Kon Tum đang kêu gọi thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào tỉnh khảo sát, lập dự án đầu tư.

Với việc gom mua đất của đồng bào DTTS như hiện nay tại khu vực xã Đăk Pxi, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà thì câu hỏi đặt ra là liệu người đang gom mua đất có thực sự triển khai làm dự án mang tính nhân văn như đã “vẽ” với chính quyền địa phương, hay họ đang cố ý gom mua đất để sử dụng vào đích gì khác?!

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Người có uy tín Trà Văn Có: Xây dựng tộc họ khuyến học

Người có uy tín Trà Văn Có: Xây dựng tộc họ khuyến học

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 17:35, 15/06/2025
Tại thôn Trà Nô, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, ông Trà Văn Có là Người có uy tín chăm lo xây dựng tộc họ khuyến học, khuyến tài tiêu biểu của địa phương, được Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Ninh Thuận biểu dương, khen thưởng. Đây là tộc họ điển hình về tinh thần hiếu học, nhiều người tốt nghiệp đại học tham gia công tác địa phương. Với vai trò là Người có uy tín, ông Có tích cực tham gia xây dựng bản làng no ấm, thanh bình.
Người “vác tù và” ở buôn Trum

Người “vác tù và” ở buôn Trum

Gương sáng giữa cộng đồng - Lê Hường - 17:32, 15/06/2025
Ông Y Taih Priêng (SN 1962), Trưởng buôn Trum, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được người dân gọi bằng cái tên trìu mến “người vác tù và” của buôn. Ông chia sẻ với dân cách làm kinh tế, hòa giải, gắn kết các mối quan hệ, động viên người dân cùng nhau bảo vệ an ninh, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Chung kết cuộc thi Miss & Mister Fitness Super Model World mùa 3 tại Quy Nhơn

Chung kết cuộc thi Miss & Mister Fitness Super Model World mùa 3 tại Quy Nhơn

Thể thao - Giải trí - T.Nhân-H.Trường - 17:10, 15/06/2025
Tối 14/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) diễn ra đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới mùa 3 năm 2025 (Miss & Mister Fitness Super Model World 2025) với sự góp mặt của 33 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức sự kiện này.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Tin tức - Minh Nhật - 15:05, 15/06/2025
Trong 2 ngày (14 và15/6), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Báo chí Cách mạng Việt Nam - Nhịp cầu nối hiệu quả giữa Quốc hội với Nhân dân

Báo chí Cách mạng Việt Nam - Nhịp cầu nối hiệu quả giữa Quốc hội với Nhân dân

Thời sự - Minh Nhật - 13:42, 15/06/2025
Sáng 15/6, tại Nhà Quốc hội diễn ra cuộc gặp mặt thân tình với lãnh đạo các cơ quan báo chí, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời tri ân sâu sắc tới đội ngũ những người làm báo cả nước, đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: “Cơ hội vàng” để vùng đồng bào DTTS phát triển

Sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: “Cơ hội vàng” để vùng đồng bào DTTS phát triển

Vấn đề - Sự kiện - Ngọc Ánh - 13:40, 15/06/2025
Ngày 12/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ sáp nhập thành tỉnh Khánh Hòa (mới) có diện tích tự nhiên 8.555km2, quy mô hơn 2,2 triệu dân và 65 đơn vị hành chính trực thuộc (48 xã, 16 phường, 1 đặc khu). Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đang mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển.
Cà Mau: Giai đoạn 2026 – 2030 thêm 815 tỉ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn

Cà Mau: Giai đoạn 2026 – 2030 thêm 815 tỉ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn

Xã hội - Như Tâm - 13:27, 15/06/2025
Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định số: 1122/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án Kế hoạch vốn ngân sách tỉnh Cà Mau ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026 – 2030.
Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Tin tức - Minh Anh - 12:22, 15/06/2025
Thuận Châu (tỉnh Sơn La) là huyện miền núi, với trên 90% dân số là đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em DTTS ngày càng tăng.
Tâm là gốc của phước lành

Tâm là gốc của phước lành

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hà - 12:14, 15/06/2025
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 21:02, 14/06/2025
Mưa lũ phức tạp do bão số 1 đã khiến 7 người chết, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, hàng chục ha hoa màu bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.