Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), ngày 4/7, ông Nguyễn Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết: Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum) có mưa lớn, khiến cho một số lượng đất do các đối tượng san lấp trái với quy định của pháp luật tại khu vực giáp ranh giữa thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long và thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi (khu vực Cây đa cười) bị nước cuốn trôi, gây bồi lấp một phần diện tích đất trồng lúa nước của các hộ dân phía bên dưới.
Chiều 25/6, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và đề ra nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, phấn đấu đến năm 2025 không còn xã vùng III và huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 3%. Dự Đại hội có lãnh đạo HĐND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đăk Hà và 150 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 44.000 đồng bào DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), Huyện ủy Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo và UBND huyện Đăk Hà đang xác lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, yêu cầu UBND xã Đăk Pxi, UBND xã Đăk Long tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan.
Huyện ủy Đăk Hà vừa có báo cáo gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum báo cáo về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại xã Đăk Pxi và tình hình công tác lãnh đạo, chỉ đạo xử lý của huyện thời gian qua, biện pháp trong thời gian tới. Trước đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum có Văn bản đề nghị Huyện ủy Đăk Hà chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh.
Xã hội -
Ngọc Chí -
14:50, 10/06/2024 Nhằm chung tay cùng với chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm cho hộ đồng bào DTTS nghèo, vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Agribank Kon Tum hỗ trợ kinh phí cho vợ chồng A Ương và Y Yuơ (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Kon Bơ Băn, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) xây dựng nhà tình nghĩa.
Ngày 28 và 29/5/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có 2 bài phản ánh: Báo động tình trạng gom mua đất của đồng bào DTTS ở xã Đăk Pxi; “Lộ diện” người đứng sau gom mua đất của đồng bào DTTS xã Đăk Pxi. Sau khi phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đăng ký làm việc với lãnh đạo UBND huyện, thì ngày 6/6, ông Nguyễn Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký Báo cáo số 484/BC-UBND “về việc thông tin trả lời Báo Dân tộc và Phát triển”.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại xã Đăk Pxi, ngày 29/5, Huyện ủy Đăk Hà đã có Công văn số 1991 “về việc kiểm tra, xác minh thông tin Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh”.
Với nhiều chiêu thức, các đối tượng cò đất đã mua được đất sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Người đứng phía sau gom đất cũng đã được chính quyền xác định và họ có mục đích làm dự án du lịch cộng đồng. Nhưng liệu những điều họ “vẽ” đó có đúng sự thật, hay chỉ là để qua mặt chính quyền địa phương, gom mua đất của đồng bào DTTS sử dụng vào mục đích khác?
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum) xảy ra tình trạng các đối tượng môi giới (cò đất) gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS, có trường hợp đặt cọc một số tiền nhỏ và giữ lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân. Đặc biệt, sau khi mua đất các đối tượng còn ngang nhiên san đồi, lấp diện tích đất trồng lúa nước.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”, đến nay, chị Y Nghen (thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được về nước trong niềm vui mừng của các thành viên trong gia đình.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen, thôn Kon Sơ Tiu, xã NgọK Réo, huyện Đăk Hà và lao động Y Tha, thôn Đăk Lúp, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông đang gặp khó khăn khi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả Rập Xê Út về nước. Đó là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum tại Công văn số 1298 về việc “tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Xã hội -
Ngọc Chí -
06:30, 01/05/2024 Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa có Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 đối tượng liên quan đến vụ phá rừng tại xã Đăk Pxi mà Báo Dân tộc và Phát triển đã có 2 bài phản ánh vào ngày 27/2 và 29/3.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Đưa, nhận hối lộ” xảy ra tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kon Tum đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 3 bị can để điều tra, làm rõ.
Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa công bố Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc triển khai thực hiện Tiểu Dự án 2 - Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang. Địa phương có hàng loạt sai phạm trong việc thực hiện hỗ trợ bò cái sinh sản cho đồng bào DTTS mà trước đây Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh qua loạt bài “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum vừa thực hiện ca nội soi, gắp thành công con vắt dài 8 cm sống trong mũi một bệnh nhân.