Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Ngọc Chí - 20:32, 08/07/2024

Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!

Hiện trạng khu vực Cây đa cười khi chưa bị san lấp
Hiện trạng khu vực Cây đa cười khi chưa bị san lấp

Theo báo cáo số 435, ngày 26/5/2024 của UBND huyện Đăk Hà báo cáo vụ việc san lấp mặt bằng trên diện tích đất trồng lúa tại vị trí đất giáp ranh giữa thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi và thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long (khu vực Cây đa cười) thì tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2. Trong đó, diện tích san ủi mặt bằng trên diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm là 5.443m2; diện tích san lấp mặt bằng trên phần diện tích đất trồng lúa là 1.256m2.

Điều đáng nói tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443 m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!

Hiện trạng khu vực Cây đa cười sau khi bị các đối tượng san lấp đất trái với quy định của pháp luật
Hiện trạng khu vực Cây đa cười sau khi bị các đối tượng san lấp đất trái với quy định của pháp luật

Khi phóng viên đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Minh Vương – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết: “Việc này do anh em chuyên môn đi làm, họ xác định diện tích vi phạm. Thực ra cái này xử phạt hành vi vi phạm diện tích đất trồng lúa. Phòng Tài nguyên và Môi trường trả lời là diện tích còn lại san ủi trong nội bộ đất nông nghiệp, trong biên bản ghi nhận sự việc có thể hiện”.

Trong biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trường vụ việc vào ngày 23/5/2024 với thành phần đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND xã Đăk Pxi, UBND xã Đăk Long có ghi nhận: “Việc chủ sử dụng đất có hoạt động san ủi mặt bằng trong nội bộ các thửa đất sản xuất nông nghiệp (san ủi từ vị trí có địa hình cao để san lấp vào vị trí có địa hình thấp trũng) với diện tích 5.433m2; không có tình trạng khai thác để vận chuyển đi nơi khác. Việc san ủi mặt bằng không gây cản trở hay thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác và các thửa đất liền kề, tại thời điểm kiểm tra việc san ủi đã kết thúc. Việc san ủi đất trong nội bộ đất nông nghiệp, chưa sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp thuộc hành vi cải tạo bảo vệ đất, không thuộc hành vi bị pháp luật nghiêm cấm”.

Theo Điều 9 “Khuyến khích đầu tư vào đất đai”, Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây: Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.”

Một lượng lớn đất đồi được múc để lấp diện tích đất ruộng lúa
Một lượng lớn đất đồi được múc để lấp diện tích đất ruộng lúa

Việc cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất Nhà nước luôn khuyến khích nhưng để đảm bảo không vi phạm pháp luật, người dân cần làm đơn gửi đến UBND cấp xã trình bày rõ nội dung yêu cầu và khi đã được UBND cấp xã cho phép thì việc cải tạo đất là hợp pháp.

Ông Hà Đức Mỷ - Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà cho biết: Ông Trịnh Văn Hậu tổ chức san lấp đất tại khu vực Cây đa cười thì không có làm đơn gửi đến UBND xã để xin phép.

Biên bản nhận định việc san ủi 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm là hành vi cải tạo bảo vệ đất. Nhưng thực tế phóng viên ghi nhận tại hiện trường thì khối lượng đất này san ủi dùng để san lấp diện tích đất trồng lúa.

Đồng thời, trong biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trường vụ việc vào ngày 23/5/2024, ý kiến của xã Đăk Pxi như sau: Qua nắm bắt thông tin thì việc các cá nhân chuyển nhượng Quyền sử dụng đất nông nghiệp này để sử dụng vào mục đích làm dự án du lịch cộng đồng. Trong thời gian cuối tháng 4/2024 các cá nhân đã tự ý đưa máy múc vào san ủi mặt bằng nhằm mục đích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn Đăk Rơ Wang. Sau khi phát hiện hành vi, UBND xã đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu các cá nhân dừng mọi hoạt động và đưa toàn bộ máy móc ra khỏi địa bàn xã.

Như vậy, việc san ủi mặt bằng này là hành vi “cải tạo bảo vệ đất” hay nhằm mục đích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn Đăk Rơ Wang và làm dự án du lịch cộng đồng?

Một lượng lớn đất san lấp trái với quy định của pháp luật tại khu vực Cây đa cười bị nước cuốn trôi làm ảnh hưởng đến các diện tích đất sản xuất của người dân ở liền kề
Một lượng lớn đất san lấp trái với quy định của pháp luật tại khu vực Cây đa cười bị nước cuốn trôi làm ảnh hưởng đến các diện tích đất sản xuất của người dân ở liền kề

Khoản 1, Điều 12, Luật Đất đai 2013 quy định nghiêm cấm “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”. Đồng thời, theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về Hủy hoại đất như sau: Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Trong đó, Điểm a ghi rõ, làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: Thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận.

Theo Điều 15, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người sử dụng đất vi phạm các quy định trên có thể bị xử phạt hành chính mức thấp nhất là 2 triệu đồng, mức cao nhất lên đến 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 1 hecta trở lên.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc về quá trình xử lý vụ việc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 1 giờ trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.