Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Báo động tình trạng gom mua đất của đồng bào DTTS ở xã Đăk Pxi

Ngọc Chí - 14:36, 28/05/2024

Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum) xảy ra tình trạng các đối tượng môi giới (cò đất) gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS, có trường hợp đặt cọc một số tiền nhỏ và giữ lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân. Đặc biệt, sau khi mua đất các đối tượng còn ngang nhiên san đồi, lấp diện tích đất trồng lúa nước.

Gom mua đất của đồng bào DTTS

Từ cuối năm 2023 đến nay, có một số đối tượng cò đất vào địa bàn xã Đăk Pxi để gom mua đất sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân là người đồng bào DTTS. Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều hộ đã chấp nhận bán đất sản xuất để có tiền trang trải cuộc sống trước mắt.

Vợ chồng ông A Lưu và bà Y Tim, thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi là một điển hình. Do con trai cả không may mất vì bệnh, vợ chồng ông phải gánh khoản nợ gần 100 triệu cho con trai. Để có tiền trả nợ cho con, hai vợ chồng đành bán 3,9 ha đất rẫy cho một người tên “T” ở thị trấn Đăk Hà.

Do hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng ông A Lưu và bà Y Tim đã bán 3,9 ha đất nông nghiệp với giá 220 triệu đồng
Do hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng ông A Lưu và bà Y Tim đã bán 3,9 ha đất nông nghiệp với giá 220 triệu đồng

Bà Y Tim chia sẻ: Chồng bị tàn tật chỉ nằm ở nhà. Khi “T” đến hỏi mua đất thì chồng bà đồng ý bán, với giá 1 ha là 100 triệu đồng (chỉ thỏa thuận miệng). Có đặt cọc 10 triệu đồng và cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi làm thủ tục. Một thời gian sau thì gọi vợ chồng tôi ra ký giấy bán đất và đưa 210 triệu đồng nữa, bảo do đất xấu quá nên chỉ mua với giá đó. Nếu đúng ra như ban đầu thỏa thuận là bán được 390 triệu đồng.

Ngoài một số hộ đã chấp nhận bán đất sản xuất cho cò đất và hoàn tất hợp đồng mua bán thì còn một số hộ rơi vào hoàn cảnh lo lắng, bất an. Bởi sau khi thỏa thuận giá cả mua bán, các đối tượng cò đất chỉ đặt cọc một số tiền nhỏ và giữ lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân.

Anh A Bình, ở thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi thuộc diện hộ nghèo cho biết: Đầu năm 2024 thì gia đình có đồng ý bán 3,5 sào đất trồng cà phê cho một người tên “T” với giá 80 triệu đồng. Sau khi đặt cọc 20 triệu đồng thì "T" cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi làm thủ tục. Thấy lâu quá gia đình gọi điện đòi thì "T" có chuyển thêm 30 triệu đồng nữa và hiện còn 30 triệu đồng bảo khi nào làm xong giấy tờ thì mới chuyển hết.

Anh A Bình (thuộc diện hộ nghèo) lo lắng vì cò đất đã giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa giao đủ tiền như thõa thuận
Anh A Bình (thuộc diện hộ nghèo) lo lắng vì cò đất đã giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa giao đủ tiền như thỏa thuận

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà cho biết: Sau khi nghe thông tin phản ánh của người dân, ngày 19/5, UBND xã cũng đã mời 9 hộ dân lên làm việc về tình trạng các đối tượng vào đặt cọc tiền mua đất và giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dân. Qua nắm bắt thì có một số hộ họ đã trả hết tiền và còn 1 số hộ chưa trả hết. Còn tình trạng người dân bán đất thì thực sự xã không nắm hết được, xã cũng tuyên truyền, vận động người dân rất nhiều về việc không nên bán đất sản xuất.

Điều đáng nói là trước đây UBND tỉnh Kon Tum đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo về việc kiểm tra, xử lý, ngăn chặn và hạn chế tình trạng sang nhượng đất trong vùng đồng bào DTTS. Ngày 4/5/2020, UBND huyện Đăk Hà cũng đã có Công văn số 904 gửi các cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, ngăn chặn và hạn chế tình trạng môi giới sang nhượng và vay tín dụng bằng quyền sử dụng đất trong vùng đồng bào DTTS.

Mặc dù tỉnh đã có nhiều văn bản, nhưng việc gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS ở xã Đăk Pxi vẫn diễn ra ngang nhiên đang là vấn đề đáng báo động. Bởi nếu bán hết đất sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và cuộc sống của đồng bào DTTS sau này.

Ngang nhiên san đồi, lấp ruộng

Theo phản ánh của người dân, phóng viên tìm đến khu vực Cây đa cười (tên do đồng bào DTTS đặt). Đây là khu vực đất giáp ranh giữa thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long và thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi thì chứng kiến một diện tích lớn đất đồi, ruộng nước đã được san lấp, tạo ra mặt bằng rộng lớn. Phần lớn lượng đất được san ủi từ phía đồi dốc được dùng để lấp vào diện tích đất lúa nước.

Sau khi gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS tại khu vực Cây đa cười thì các đối tượng cò đất ngang nhiên tổ chức san lấp tạo mặt bằng
Sau khi gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS tại khu vực Cây đa cười thì các đối tượng cò đất ngang nhiên tổ chức san lấp tạo mặt bằng

Theo chị Y.L, thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, sau khi các đối tượng cò đất ở trung tâm huyện vào thu mua đất rẫy, đất lúa nước của đồng bào DTTS thì đưa máy móc vào tiến hành san ủi, tạo mặt bằng. Họ làm rất công khai. Khi họ san ủi phía trên này thì trời mưa vừa rồi đất đã trôi xuống diện tích lúa nước của các hộ dân phía dưới. Trước đây dân đi lên rẫy thì họ còn chặn đường không cho đi, vì bảo đi vào đường ở diện tích đất họ đã mua.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi cho biết: Sau khi có thông tin phản ánh của người dân, ngày 24/4 xã đã đi kiểm tra và lập biên bản. Hiện xã cũng đã xác định được đối tượng Trịnh Văn Hậu ở thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà là người thuê phương tiện vào san lấp diện tích đất này. Xã đang làm việc và sẽ xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Sau khi mua đất trồng lúa nước của đồng bào DTTS, các đối tượng cò đất đã tiến hành san lấp
Sau khi mua đất trồng lúa nước của đồng bào DTTS, các đối tượng cò đất đã tiến hành san lấp

Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Hà, phạm vi xảy ra vụ việc san lấp thuộc diện tích đất giáp ranh ranh giữa 2 xã thuộc thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long và thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699 m2. Trong đó: Diện tích san gạt mặt bằng trên diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm là 5.443 m2; diện tích san lấp mặt bằng trên phần diện tích đất trồng lúa là 1.256 m2; chiều cao bình quân là 1,5m, với khối lượng đất lấp khoảng 1.884 m3.

Điều đáng nói là việc san lấp mặt bằng trên phần diện tích đất trồng lúa với diện tích là 1.256 m2 (xã Đăk Pxi là 954 m2; xã Đăk Long là 302 m2) là việc làm không đúng theo quy định của pháp luật về đất đai được quy định tại tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ và hành vi này bị nghiêm cấm theo Khoản 1, Điều 12, Luật đất đai 2013 (theo Khoản 1 đây là hành vi: Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai).

Trời mưa đất ở khu vực mới san lấp đã trôi xuống diện tích lúa nước của các hộ dân phía dưới
Trời mưa đất ở khu vực mới san lấp đã trôi xuống diện tích lúa nước của các hộ dân phía dưới

Xã Đăk Pxi có hơn 90% dân số là đồng bào DTTS, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đất sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân. Vậy, việc các đối tượng cò đất vào gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS với số lượng lớn và ngang nhiên tổ chức san lấp, làm mặt bằng như hiện nay thì trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu?!

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp thục theo dõi và thông tin đến bạn đọc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh: Đối thoại để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và sức chiến đấu ở cơ sở

Ban Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh: Đối thoại để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và sức chiến đấu ở cơ sở

Nhằm tạo cơ hội để cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã, phường, thị trấn bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đề xuất các giải pháp hiệu quả công tác và chiến đấu ở cơ sở. Chiều 20/9, Công an TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Ban Thường vụ Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an thành phố với CBCS Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 28/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 37. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 4 giờ trước
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 4 giờ trước
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 4 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, vừa có công văn chỉ đạo việc tổ chức Lễ Sen Dolta gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Sắc màu 54 - Tuyết Mai -Thúy Hồng - 4 giờ trước
Nằm ở phía Bắc nơi địa đầu Tổ quốc, Lạng Sơn không chỉ được biết đến với những địa danh lịch sử hào hùng mà còn sở hữu một kho báu thiên nhiên vô giá - Công viên địa chất toàn cầu với những hang động kỳ bí, khu di tích khảo cổ lưu giữ dấu ấn văn hóa tiền sử, hệ thống sông suối thơ mộng cùng đa dạng địa hình như thung lũng, đồi núi. Với những giá trị địa chất, văn hóa độc đáo, hứa hẹn sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch mới, tạo thương hiệu, sức đột phá cho du lịch Lạng Sơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.