Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa bỏ lối đi dân sinh ngang đường sắt - Việc không dễ

An Yên - 07:16, 31/10/2023

Hàng ngàn lối đi dân sinh tự mở ngang đường sắt, đang là thực trạng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.Theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt năm 2020, thì đến năm 2025, sẽ xóa bỏ toàn bộ các lối đi dân sinh tự mở này. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, mục tiêu này rất khó đạt được, khi nguồn kinh phí để xóa bỏ đường ngang, lối mở dân sinh...ở các địa phương chưa được khai thông, gỡ khó.

Ngành đường sắt đang nỗ lực duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp để vận hành được an toàn hơn
Ngành đường sắt đang nỗ lực duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp để vận hành được an toàn hơn

Mất an toàn đường sắt – hậu quả lớn

Đường sắt Bắc - Nam đi qua Hà Tĩnh dài hơn 70km, thuộc địa phận ba huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê. Ở thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đang có 120 điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, trong đó chỉ có 28 điểm hợp pháp (12 điểm có gác chắn, 16 điểm cảnh báo tự động), còn 92 điểm là lối đi tự mở (đường ngang dân sinh), không được cấp phép.

Điều rất đáng lo, tại các địa phương này đã từng xảy ra nhiều vụ mất an toàn với tàu hỏa, trên lối đi dân tự mở gây thiệt hại người và tài sản. Ông Ngô Xuân Tân, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho hay: đường sắt đi qua địa bàn hơn 40km, trải dài trên 12 xã, thị trấn với gần 60 lối đi tự mở ngang đường sắt. Do nhu cầu đi lại của người dân, nhưng thiếu đường gom nên họ tự ý mở các lối đi dân sinh; hơn nữa, một số lối đi tự mở nằm ngay tại khúc cua của đường ray, bị cây cối che khuất tầm nhìn nên tiềm ẩn rủi ro lớn. Đã có những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra từ những lối đi dân sinh này.

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và tàu hỏa xảy ra tại xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh)
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và tàu hỏa xảy ra tại xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh)

Nghệ An cũng là địa phương có tuyến đường sắt đi ngang chiếm số lượng lớn. Toàn tỉnh có 2 tuyến đường sắt, nhưng tuyến đường Bắc-Nam dài 95,5km và qua địa phận thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh, Hưng Nguyên đang có rất nhiều lối mở mất an toàn.

Ngay như tại địa phận thị xã Hoàng Mai, đang có 18 lối đi tự mở, với nhiều vị trí chưa có gác chắn tự động, chưa có người hướng dẫn… tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Điển hình là vào khoảng 16h20 chiều 2/5/2023, tại Km 241+200, đoạn qua địa bàn khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện (thị xã Hoàng Mai), ô tô con mang BKS 36A- 445.xx đang lưu thông từ đường dân sinh ra QL1A, khi đi qua đường sắt không có gác chắn, thì va chạm với tàu SE12 lưu thông hướng Vinh-Hà Nội. Vụ tai nạn đã khiến chiếc xe ô tô bị tàu hất văng vào lề đường hư hỏng nặng. Lái xe ô tô sau đó đã được người dân hỗ trợ đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

 Nhưng vì sao, câu chuyện mất an toàn đường sắt – một con đường chỉ dành riêng cho tàu hỏa,,lại có tỷ lệ mất an toàn giao thông lớn đến như vậy.

Lối đi dân sinh đoạn qua địa bàn khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
Lối đi dân sinh đoạn qua địa bàn khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

Hàng loạt nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, như việc người dân tự ý lắp đặt một số công trình, vật dụng trên đất của đường sắt, đổ bê tông trên đất đường sắt; vi phạm phạm vi bảo vệ kết cấu cầu, đường, hành lang an toàn giao thông đường sắt; hộ dân tự ý xây dựng công trình trên đất dành cho đường sắt, để các vật dụng, quảng cáo che khuất tầm nhìn. Đặc biệt, là tình trạng người dân tự ý mở các tuyến đường dân sinh cắt ngang đường sắt, nhưng qua lại thiếu quan sát… là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số vụ tai nạn giao thông đường sắt vẫn neo cao.

Cần sự vào cuộc của các địa phương

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tại một số tỉnh, thành phố vẫn diễn biến phức tạp, chưa được giải quyết triệt để. Điển hình trong số này là các tuyến đường sắt đi qua các tỉnh Bình Thuận, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị, Bình Định, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh,...

Trong số các địa phương thường xuyên ghi nhận tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, có những khu vực là điểm đen về tai nạn giao thông đường sắt như các huyện Mỹ Lộc, Ý Yên (Nam Định); Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh)…

An toàn giao thông đường sắt đang bị đe dọa bởi những đường ngang dân sinh
An toàn giao thông đường sắt đang bị đe dọa bởi những đường ngang dân sinh

Trước tình hình này, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản gửi ban an toàn giao thông các tỉnh có đường sắt đi qua phải tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở cắt ngang đường sắt. Trong thời gian chờ xóa bỏ các lối đi tự mở, các đơn vị cần bố trí nhân lực cảnh giới an toàn giao thông tại các vị trí này và các vị trí điểm đen nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Ưu tiên kinh phí đầu tư xây dựng hàng rào, đường gom và công trình phụ trợ khác để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt; giải tỏa các vị trí vi phạm tầm nhìn, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Tuy nhiên, kinh phí vẫn là vấn đề khó khăn làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn đường sắt. Nhìn từ tỉnh Hà Tĩnh sẽ thấy rõ điều này. Theo Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Tân, lực lượng chức năng và các cấp chính quyền 3 huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê đã có nhiều nỗ lực trong xóa bỏ lối đi tự mở ngang qua đường sắt, nhưng kết quả lại chưa được như kỳ vọng.

 Nguyên nhân là do phần lớn các lối đi tự mở giao cắt với đường sắt được hình thành từ rất lâu, trong đó có nhiều tuyến đường độc đạo để đi lại, hay ra đồng sản xuất nông nghiệp nên khi xóa bỏ các lối này sẽ gây bất tiện trong sản xuất của người dân nên việc tuyên truyền, vận động gặp khá nhiều khó khăn. 

Đóng đường ngang dân sinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)
Đóng đường ngang dân sinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)

"Để xóa bỏ dứt điểm các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh cần phải xây dựng gần 30km đường gom, 9 đường ngang, 8 hầm chui, với nguồn kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng nên để cân đối ngân sách là điều không hề dễ dàng, thậm chí là khó khả thi nếu không có sự hỗ trợ từ bộ, ngành Trung ương”, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Tân chia sẻ .

Theo lộ trình được đặt ra trong Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2020, thì mục tiêu đến năm 2025 sẽ xóa bỏ toàn bộ lối đi dân sinh qua đường sắt. Đến nay, sau 3 năm triển khai, chưa đến 700 vị trí, chỉ khoảng 20% tổng số lối đi dân sinh tự mở được xóa bỏ.

Thông tin từ Cục Đường sắt Việt Nam cũng cho thấy, toàn mạng lưới đường sắt có hơn 5.000 vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó hơn 1.500 đường ngang, chiếm tỉ lệ 30% và hơn 3.500 lối đi tự mở, chiếm tỷ lệ 70%. Con số này, là thách thức không hề nhỏ trước thực tế thiếu kinh phí để xóa bỏ đường ngang, lối mở dân sinh mà các địa phương đang vấp phải.

Nếu chưa khai thông, gỡ khó được nguồn vốn, thì mất an toàn đường sắt vẫn tiếp tục neo cao cả về số vụ và mức độ thiệt hại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Miệt mài, trách nhiệm với công việc từng ngày, Bí thư Chi bộ thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Nịnh Văn Toàn chọn cách gần dân để lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người dân để cùng chi bộ có giải pháp phù hợp và làm trước, làm thật. Bao năm qua, ở đâu có việc chung, ở đó có bóng dáng ông Toàn lặn lội. Gần 60 tuổi đời, ông vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết của người cán bộ cơ sở – một tấm gương sáng về học và làm theo Bác bằng những hành động giản dị mà thiết thực.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 4 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 5 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thời sự - PV - 19:56, 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17:21, 17/05/2025
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thời sự - Hoàng Quý - 17:19, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.