Bất ngờ phát hiện 1 ca dương tính SARS-CoV-2 chưa rõ nguồn lây, toàn bộ người dân buôn Kwuăng A, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) được lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay, buôn này đã ghi nhận 45 ca mắc Covid-19.
Nghị quyết phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua.
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Giang luôn quan tâm, triển khai hiệu quả phong trào “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó giúp đồng bào thay đổi tư duy, tích cực phát triển kinh tế, tham gia các phong trào ở địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.
Vừa qua, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Lào Cai đã thực hiện tiếp xúc cử tri, trình bày Chương trình hành động của mình nếu trúng cử ĐBQH. Theo đó, các ứng cử viên đều nguyện phấn đấu, phát huy vai trò của người đại biểu đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri; tích cực nghiên cứu đóng góp ý kiến, trí tuệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội cùa đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV Trần Thị Hoa Ry, sinh năm 1976, dân tộc Khmer, quê quán ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay, bà là Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV. Bà Trần Thị Hoa Ry là ĐBQH khóa X, XI, XII.
Thời sự -
Minh Thu -
17:56, 10/05/2021 Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tại buổi làm việc với vụ Hợp tác Quốc tế (HTQT) ngày 10/5/2021. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông, đại diện Lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin tức -
Thúy Hồng -
20:28, 30/03/2021 Chiều 30/3, Vụ Phổ biến Giáo dục Pháp luật (Bộ Tư pháp) đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp thu hút và phát huy vai trò của sinh viên Luật là người dân tộc thiểu số (DTTS) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào DTTS”. Tham dự buổi Tọa đàm có đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc), Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội; cùng các sinh viên của Trường Đại học Luật là người DTTS.
Thời sự -
Minh Thu -
18:29, 29/03/2021 Ngày 29/3/2021, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã làm việc ở Hội trường, thảo luận về các báo cáo nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ. Trong đó, nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được các đại biểu quan tâm thảo luận. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận.
“Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”, lời Bác dạy năm xưa vẫn luôn là kim chỉ nam cho lớp lớp thế hệ thanh niên trên con đường rèn luyện, trưởng thành, lập thân, lập nghiệp. 90 năm xây dựng, trưởng thành và lớn mạnh của tổ chức Đoàn, đã khẳng định sự đóng góp to lớn của thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng đối với công cuộc phát triển đất nước.
Thời sự -
Mạnh Hà -
15:30, 15/03/2021 Ngày 15/3, Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị về tình hình hoạt động tính ngưỡng, tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2018-2020. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.
Từ thực tế chứng minh, việc triển khai giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (GDSNTCSTMĐ), không chỉ giúp cho vùng đồng bào DTTS gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, mà còn trực tiếp giúp học sinh tự tin trong giao tiếp và phát triển tư duy. Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật về chương trình này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, thời gian tới chúng ta cần phải sửa đổi trước khi nhân rộng mô hình.
Thời sự -
Nghĩa Hiệp -
16:26, 05/03/2021 Sáng ngày 05/03, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh.
Vân Canh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trước đây, do phong tục tập quán lạc hậu, không có việc làm, đời sống khó khăn nên nhiều người tìm đến rượu bia để “giải sầu". Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy.
Yên Bái là tỉnh miền núi, có 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm trên 55%. Trong những năm qua, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đồng lòng, đoàn kết sát cánh cùng với Đảng bộ, chính quyền xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Một trong những nhân tố tạo nên mối đoàn kết và là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với người dân là đội ngũ những Người có uy tín trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS, họ cũng là hạt nhân trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Là tỉnh vùng cao biên giới, với trên 66% dân số là đồng bào DTTS, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng công tác dân vận trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung, vùng DTTS nói riêng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng cao đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135), bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư trên 303 tỉ đồng, giúp gần 259 ngàn hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần đưa tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 3,61%/năm.
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn TP. Hà Nội luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm an ninh trật tự, vận động đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn chú trọng cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các chương trình, chính sách, dự án được triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực; tạo nên sự khởi sắc cho vùng đồng bào DTTS, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện.
Có lẽ những ai đã từng đặt chân đến những bản làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang đều có chung cảm nhận được sự đổi thay. Từ Đồng Văn, Mèo Vạc đến Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì... những nơi gian khó nhất đều có bước phát triển. Sự phát triển đó có đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.