Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần cân đối và ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng DTTS

Minh Thu - 18:41, 09/11/2021

Thảo luận tại hội trường về tình hình KT-XH, ngân sách nhà nước (NSNN), các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với Báo cáo của Chính phủ. Đồng thời, có nhiều ý kiến đóng góp về các giải pháp phát triển KT-XH năm 2022 và những năm tiếp theo.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội ngày 9/11
Quang cảnh phiên họp Quốc hội ngày 9/11

Theo đại biểu Thái Thu Xương, Đoàn Hậu Giang, Chính phủ cần xây dựng chương trình tổng thể công tác phòng, chống dịch Covid-19, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cả về con người, vật chất, bảo đảm phục vụ tốt cho công tác phòng, chống dịch, nhất là khâu điều trị. Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình hình của dịch bệnh để trục lợi. Tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Còn theo đại biểu Vũ Tuấn Anh, Đoàn Phú Thọ, để bảo đảm thực hiện mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), Chính phủ cần quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện; sớm ban hành quy định về nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn của 3 chương trình MTQG. Đồng thời, cần có quy định thời hạn cụ thể mà Chính phủ phải hoàn thành việc phân bổ vốn các chương trình MTQG cho từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, đề nghị Quốc hội quyết định phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo tổng số như đề xuất của Chính phủ. Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo rà soát lại chỉ ra quy hoạch vốn năm 2022 cho các dự án đủ điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư công và phải giao đúng thời hạn quy định, tức là trước ngày 31/12/2021.

Đại biểu Lý Thị Lan phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường
Đại biểu Lý Thị Lan phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường

Đóng góp ý kiến trong phiên thảo luận, đại biểu Bố Thị Xuân Linh, Đoàn Bình Thuận cho rằng: Qua việc triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ về phòng, chống dịch và phát triển KT-XH cho thấy những khó khăn, hạn chế cần được đánh giá sâu sắc hơn về ảnh hưởng tác động của đại dịch Covid-19 trên các khía cạnh thể chất, tâm lý, tinh thần, lao động, việc làm, thu nhập, cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với giáo dục và đào tạo, cơ hội tiếp cận với các gói hỗ trợ và những mong muốn của người dân sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhất là đối với đối tượng yếu thế, trong đó có đồng bào DTTS, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật.

Cần khắc phục tình trạng chính sách được ban hành nhiều, nhưng không bảo đảm về nguồn lực, chậm hướng dẫn thực hiện, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện chính sách. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và có những biện pháp căn cơ hơn để giúp các địa phương phát triển đủ sức chống chọi lâu dài với dịch bệnh Covid-19.

Cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản triển khai thực hiện chương trình MTQG, trong đó có sự điều chỉnh nguồn lực thực hiện chương trình phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, bảo đảm bố trí đủ nguồn lực để thực hiện triển khai chương trình.

Đồng quan điểm với đại biểu Bố Thị Xuân Linh, đại biểu Leo Thị Lịch, Đoàn Bắc Giang cho rằng, để kịp thời triển khai các dự án đầu tư công 3 chương trình MTQG, đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ chuyển nguồn 16.000 tỷ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương của 3 chương trình trên sang năm 2022, đồng thời cho phép Chính phủ ban hành cơ chế cấp vốn toàn bộ đối với nguồn vốn ODA để triển khai chương trình cho các địa phương phụ thuộc từ 90% ngân sách Trung ương trở lên.

Đại biểu Leo Thị Lịch phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường
Đại biểu Leo Thị Lịch phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường

Theo đại biểu Bố Thị Xuân Linh, đây là một đề nghị hợp lý, mong Quốc hội đồng ý chấp thuận, bởi nhu cầu nguồn lực đầu tư cho phát triển KT-XH vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là rất lớn so với khả năng đáp ứng ngân sách của Trung ương. Nghị quyết số 88 và Nghị quyết 120 của Quốc hội khóa XIV đã giao cho Chính phủ có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA để bổ sung nguồn lực cho việc thực hiện chương trình. Song đặc thù hầu hết các địa phương thụ hưởng chương trình là các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi rất khó khăn về ngân sách, phải phụ thuộc chủ yếu vào vốn hỗ trợ và nguồn hỗ trợ ngân sách của Trung ương.

Trước mắt trong năm 2022, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc đã bị trì hoãn, triển khai chậm như vấn đề nhà ở, nước sinh hoạt. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa bàn khó khăn, vùng DTTS theo đúng tinh thần Nghị quyết 120. Đồng thời tập trung triển khai giải ngân các dự án đầu tư công hết kế hoạch đầu tư năm 2021 chuyển sang và các dự án thuộc năm 2022. Vì công việc của nguồn vốn cả 2 năm dồn lại khối lượng rất lớn. Nếu không tranh thủ thời gian, điều kiện vốn sẵn và dự án sẵn có của năm 2021 chuyển sang để làm sớm thì rất khó hoàn thành mục tiêu giai đoạn 1 và cho giai đoạn tiếp theo.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lý Thị Lan, Đoàn Hà Giang cho rằng, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022 cần phải đặt trong tổng thể kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Chính phủ cần đẩy nhanh lập quy hoạch vùng, phê duyệt quy hoạch tỉnh, chú trọng tính liên kết vùng, định hướng phát triển kinh tế các vùng trọng điểm, phối hợp đa ngành các lĩnh vực tiềm năng, lợi thế khu vực, liên kết vùng tiêu thụ sản phẩm.

Cần cơ cấu lại đầu tư công, trong đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công, tập trung đầu tư cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm. Cần cân đối và ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Đề nghị Chính phủ tập trung và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện 3 chương trình MTQG, bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả và tính cấp bách của chương trình để người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng bảo đảm sinh kế, có việc làm ổn định, yên tâm sinh sống và sản xuất tại quê hương mình, nhất là đối với những lao động di chuyển từ các khu công nghiệp trở về quê hương do dịch bệnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 10 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 14 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 15 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 18 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 20 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 21 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 26 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 28 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 29 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.