Media -
Trọng Bảo -
18:52, 09/06/2023 Bảo Thắng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Với phương châm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng thuận của người dân, thì đây chính là động lực để địa phương tiếp tục phấn đấu.
Media -
Trọng Bảo -
18:00, 16/05/2023 Mảnh vườn này đã từng được ông Thào A Kế ở tổ 4, phường Sa Pả, thị xã Sa Pa trồng gần 100 cây thuốc phiện. Sau khi lực lượng Công an phường Sa Pả phát hiện, ông Kế bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng và buộc phải nhổ bỏ toàn bộ cây thuốc phiện đang trồng. Điều đáng nói là dù biết là vi phạm pháp luật, nhưng nhiều người dân như ông Kế vẫn cố tình trồng thuốc phiện với nhiều lý do.
Media -
Trọng Bảo -
20:34, 18/04/2023 Trong một tiết học ở Trường PTDT Nội trú tỉnh Lai Châu, thay vì thầy cô truyền tải kiến thức thì những hoạt động nhóm được tổ chức nhiều hơn, nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo. Nhưng thực tế thì nhiều học sinh ở vùng cao vẫn chưa thể thích ứng ngay được với chương trình giáo dục phổ thông mới theo Thông tư số 32/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Media -
Thùy Anh -
19:54, 28/02/2023 Chọn màu áo trắng là chọn theo đuổi giấc mơ chữa bệnh cứu người. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Bình, bác sĩ Nguyễn Thị Lan từ miền quê Thái Bình lựa chọn vùng đất khó là xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La công tác. Cả tuổi thanh xuân của chị dành trọn cho vùng đất của “Vợ chồng A Phủ”. Đôi chân của chị còn tiếp tục trên hành trình chữa bệnh, cứu người, đẩy lùi hủ tục dù đã hơn 20 năm từ khi ra trường.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan đã rời quê hương, xa gia đình, lên xã vùng cao Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La phục vụ người dân hơn 20 năm qua với vai trò là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài. Không quản ngại mọi khó khăn, chị đã trở thành chỗ dựa tin cậy của người dân ở đây mỗi khi đau ốm.
Thông tin từ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 cho biết, đơn vị vừa hoàn thành đợt hỗ trợ cây, con giống cho các hộ người DTTS, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông.
Xã hội -
Thành Nhân -
16:30, 17/12/2022 Nhằm giúp trẻ em vùng cao được ấp áp khi mùa Đông tới, trong 2 ngày 16 và 17/12, tại xã Hương Trà, huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), Huyện đoàn Trà Bồng phối hợp Nhóm thiện nguyện Từ Tâm tại địa phương đã tổ chức Chương trình tình nguyện mùa Đông tặng áo ấm và mũ len, dép mới, làm sân chơi cho trẻ em tại Trường Mầm non số 2 Hương Trà.
Media -
BDT -
16:40, 25/11/2022 Là một tỉnh miền núi có 19 dân tộc cùng sinh sống, Hà Giang đã và đang lưu giữ nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Bên cạnh đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang nơi vùng sâu vùng xa vẫn còn tồn tại các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu.
Là huyện vùng cao biên giới, thời gian qua, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chăm lo đến đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc thắm đáng mừng. Đó là minh chứng rõ rệt cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo được niềm tin sâu sắc, khắc ghi ơn Đảng trong mỗi trái tim đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Phú Thọ.
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng nghìn hộ nghèo huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng.
Ðể bảo đảm quyền học của trẻ em vùng cao, nhất là tại các thôn, bản biên giới, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ðiện Biên đã duy trì mô hình lớp ghép bậc tiểu học. Mô hình lớp ghép tại bản đã góp phần quan trọng giúp học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số tự tin hơn khi về trường trung tâm học tập hoặc theo học các bậc cao hơn.
Giáo dục -
Trọng Bảo -
20:38, 24/11/2021 Trong những năm qua, ngành Giáo dục Lào Cai đã có những chuyển biến rõ rệt, trở thành điểm sáng của vùng Tây Bắc. Có được kết quả này, bên cạnh các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, thì còn có những hy sinh thầm lặng của các thầy, cô giáo vẫn đang ngày đêm miệt mài gieo chữ, mang tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc, cô giáo Ngô Xa Mạ, dân tộc Phù Lá là một tấm gương điển hình.
Sức khỏe -
Khắc Kiên -
12:45, 02/11/2021 Thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban Dân tộc, tỉnh biên giới Lai Châu có 38 xã chuyển từ khu vực 3, khu vực 2 sang khu vực 1. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS ở các xã này bị cắt giảm; một trong số đó là hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT). Việc cắt giảm này không chỉ khiến tỷ lệ phủ bảo hiểm y tế ở Lai Châu bị giảm thấp, mà còn làm cho cuộc sống của đồng bào đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Những hình ảnh đẹp về sự cống hiến của giáo viên vùng cao chính là chất liệu, nguồn cảm hứng giúp cho Nhạc sỹ Tô Văn “thai nghén” và ra đời tác phẩm “Gieo chữ trên rẻo cao”.
Nhân dịp tháng khuyến học Việt Nam, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Hóa và các nhà hảo tâm vừa bàn giao công trình 2 lớp học cho trường Mầm non Thành Sơn, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa).
Từ bỏ thói quen thả rông gia súc, những năm gần đây, người dân tại các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang) thực hiện chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng vỗ béo. Việc chăn nuôi trâu, bò vỗ béo thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân.
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống cũng như mùa hè của trẻ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, với trẻ vùng cao Quảng Nam, niềm vui vẫn đong đầy khi được sinh hoạt, múa hát tập thể, tham gia các lớp ôn tập văn hóa do giáo viên, anh chị đoàn viên hỗ trợ.
Xã vùng cao Thành Sơn, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) có ngôi trường mầm non đặc biệt.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
15:27, 08/06/2021 Trồng dâu nuôi tằm là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công ở các xã vùng cao biên giới huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Nhiều hộ gia đình ở các xã Cô Ba, Hồng Trị, Bảo Toàn (Bảo Lạc) đã có thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng nhờ trồng dâu nuôi tằm. Hiệu quả từ cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công đã làm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc địa phương đổi thay từng ngày.