Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Chật vật để đạt các tiêu chí (Bài 2)

Thanh Nguyễn - 09:27, 06/07/2024

Ngoài Quế Phong, 4 huyện vùng cao còn lại gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu, Con Cuông, tỉnh Nghệ An cũng đang ì ạch, chật vật để thực hiện một số tiêu chí trong xây dựng NTM. Và câu chuyện địa bàn trải dài, thiếu nguồn lực thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo cao, tăng trưởng kinh tế chậm… đang tiếp diễn như một điệp khúc “biết rồi, khổ lắm nói mãi”.

Quỳ Châu là huyện vùng cao ở Nghệ An mới chỉ có 2 xã đạt chuẩn NTM - Trong ảnh: một góc thị trấn huyện Tân Lạc huyện Quỳ Châu
Quỳ Châu là huyện vùng cao ở Nghệ An mới chỉ có 2 xã đạt chuẩn NTM (Trong ảnh: một góc thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu)

Mục tiêu chưa đạt như kỳ vọng

Lũy kế đến tháng 6 năm 2024, toàn huyện Kỳ Sơn có 1 xã đạt chuẩn NTM là Hữu Kiệm, 11 xã đạt từ 10-15 tiêu chí, 8 xã đạt từ 7-9 tiêu chí. Trong giai đoạn xây dựng NTM từ 2021-2025, Kỳ Sơn có 3 xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn là Nậm Cắn, Tà Cạ, Hữu Lập. Nhưng hết tháng 6 năm 2024, xã Nậm Cắn còn 4 tiêu chí chưa đạt, xã Tà Cạ còn 7 tiêu chí chưa đạt, xã Hữu Lập còn 6 tiêu chí chưa đạt.

Ở huyện Tương Dương, tiến độ xây dựng NTM vẫn chậm, chưa đạt như kỳ vọng đề ra từ đầu nhiệm kỳ. Hiện tại, Tương Dương có 4 xã đạt chuẩn NTM là Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình, Xá Lượng; 6 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 6 xã đạt từ 5-9 tiêu chí. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu, phấn đấu 4 xã đạt chuẩn NTM, và 20-26 bản đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, các xã còn lại đạt 3 tiêu chí trở lên. Nhưng đến nay, mới chỉ có 5 bản đạt chuẩn NTM, không có thêm xã đạt chuẩn NTM, không có xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Thực tế cho thấy, các huyện vùng cao xứ Nghệ nằm trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, thiếu bền vững; sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tự cung tự cấp; đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa còn nhiều hạn chế; kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; bên cạnh đó, an ninh trật tự khu vực biên giới còn tiềm ẩn phức tạp…Đặc biệt nữa, các địa phương thường xuyên phải chịu ảnh hưởng, thiệt hại từ thiên tai lũ lụt. Đó là những lý do chính dẫn đến số xã đạt chuẩn NTM chưa được như kỳ vọng.

Đường vào hai bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông hãy còn rất gian nan
Đường vào hai bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông hãy còn rất gian nan

Qua thống kê của Văn phòng điều phối NTM Nghệ An, đến ngày 10/6/2024, trên địa bàn 5 huyện vùng cao có 10 xã/71 xã đạt chuẩn NTM, đạt 14,08%. Cụ thể, huyện Tương Dương có 4 xã, Con Cuông có 3 xã, Quỳ Châu có 2 xã, Kỳ Sơn có 1 xã và Quế Phong chưa có xã nào đạt chuẩn NTM.

 Bình quân tiêu chí của các huyện là 12-13 tiêu chí/xã. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, 5 huyện vùng cao này có tỷ lệ hộ nghèo tính đến hết năm 2023 còn 32,28%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 20,77%... 

Đại diện Văn phòng điều phối NTM Nghệ An chia sẻ: Thực tế sau nhiều năm thực hiện, kết quả xây dựng NTM ở các huyện vùng cao vẫn còn thấp so với các huyện vùng đồng bằng, và chưa đạt như kỳ vọng đề ra.

Về nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thôn, bản, xã đạt chuẩn NTM còn thấp, thông tin của Văn phòng điều phối NTM Nghệ An: Có nguyên nhân xuất phát từ tâm lý của một bộ phận người dân các vùng khu vực III, khu vực II, sợ sau khi đạt chuẩn NTM, thì sẽ áp dụng chính sách của xã khu vực I, như vậy sẽ không còn các chế độ chính sách như cũ.

 Chưa kể, có nguyên nhân một số xã chủ yếu đang tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi một số nội dung như phát triển sản xuất, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương mới chú trọng thực hiện các nội dung tiêu chí NTM do cấp xã đảm nhận, chưa thực sự quan tâm đầy đủ việc thực hiện các nội dung ở cấp thôn, bản và hộ gia đình.

Các tiêu chí khó đang… rất khó

Điều thấy rõ nhất trong quá trình xây dựng NTM ở các huyện vùng cao Nghệ An là, những tiêu chí như thu nhập, nhà ở dân cư, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất, cơ sở vật chất văn hóa… đang trở thành tiêu chí khó đáp ứng so với yêu cầu thực tế. Bởi, những tiêu chí này (nhà ở dân cư, cơ sở vật chất văn hóa) cần nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn lực địa phương hạn chế; còn các tiêu chí “mềm” khác như thu nhập, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất… cũng gặp khó do nhận thức, suy nghĩ, xuất phát điểm của các hộ dân thấp, hạn chế dẫn tới không quan tâm, thiếu đầu tư.

Việc xây dựng được những mô hình sinh kế hiệu quả để nâng cao thu nhập là vấn đề đầy thách thức ở các huyện vùng cao ( Trong ảnh: Mô hình nuôi dê của hộ ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn)
Việc xây dựng được những mô hình sinh kế hiệu quả để nâng cao thu nhập là vấn đề đầy thách thức ở các huyện vùng cao ( Trong ảnh: Mô hình nuôi dê của hộ ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn)

Trong khi đó, những xã thuộc vùng cao xứ Nghệ, hầu hết là xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; thì việc thực hiện các tiêu chí như thu nhập, nhà ở dân cư, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất, cơ sở vật chất văn hóa… càng “ì ạch” bội phần.

Dẫn chứng từ huyện Tương Dương. Nếu so với 4 huyện vùng cao còn lại, thì Tương Dương đã có 4 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đang trên lộ trình xây dựng NTM nâng cao… nhưng lại có đến 7 tiêu chí khó thực hiện như trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm. 

Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Đinh Hồng Vinh chia sẻ: Chỉ tính trong 3 năm từ 2021-2023, nhu cầu xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí NTM là rất lớn, nhưng nguồn vốn đầu tư quá nhỏ bé, chỉ hơn 33,4 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi năm hơn 10 tỷ đồng, thì không khác gì “muối bỏ biển”. Huyện nghèo, các xã đều nghèo, thì việc huy động xã hội hóa, huy động đóng góp trong Nhân dân gần như không đáng kể.

Tại huyện Con Cuông, sau 10 năm xây dựng NTM, cũng mới chỉ có 2 xã đạt chuẩn. Nhiều tiêu chí ở địa phương này như thu nhập, nhà ở dân cư, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất, cơ sở vật chất văn hóa… thực sự là gánh nặng cho các xã. Cũng bởi dân nghèo, xã nghèo, cuộc sống khó khăn, thu nhập nhiều hộ rất bấp bênh… dẫn tới không thể huy động sức dân trong đóng góp.

 Một ví dụ điển hình ở huyện Con Cuông, là xây dựng NTM ở hai bản người Đan Lai nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát sẽ không thể thực hiện được, nếu như không có nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Hai bản có đến gần 100% là hộ nghèo, cuộc sống đa phần tự cung tự cấp, cùng với giao thông cách trở… thành ra mục tiêu xây dựng bản NTM trở nên xa vời.

Ở vùng biên Kỳ Sơn, bản Noọng Dẻ, thuộc xã Nậm Cắn, được xem là tương đối thuận lợi trong xây dựng NTM. Bản nằm kề liền quốc lộ 7A, cách cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn mấy km. Những tưởng điều kiện địa lý là lợi thế để bản này đạt chuẩn NTM vào năm 2021, nhưng cho đến hôm nay, vẫn còn 3 tiêu chí chưa đạt gồm,thu nhập, nghèo đa chiều, môi trường và an toàn thực phẩm. 

Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn Lầu Bá Chày cho hay: Các bản cũng như cả xã rất vất vả với các tiêu chí NTM, nhất là những tiêu chí khó. Dân nghèo nên việc huy động sức dân không đáng kể. Còn xã, nguồn thu không có mà chủ yếu trông chờ ngân sách cấp trên nên càng bị động, khó triển khai./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Nguyên Bình

Ghi ở Nguyên Bình

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong các ngày từ 8 - 10/9, mưa lũ tràn về đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt tại huyện Nguyên Bình. Tính đến ngày 14/9, các điểm sạt ở tại hai xã Ca Thành và Yên Lạc đã có 52 người chết. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm số người mất tích. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 2 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trước yêu cầu cấp bách, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, các địa phương đã tạm dừng hoạt động tại các khu - điểm du lịch và các hoạt động dã ngoại, ngoài trời. Đến thời điểm này, các địa phương đã và đang khôi phục các hoạt động du lịch; trong đó, có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện hiện nay.
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 18/9, UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Tham gia hội thi có 11 đội thi đến từ các xã thuộc vùng DTTS và miền núi.
Triệt xóa đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi

Triệt xóa đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt phá đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 6 kg ma túy cất giấu tinh vi trong lon sữa yến mạch.
Phú Thiện (Gia Lai): Sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Phú Thiện (Gia Lai): Sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chiều 18/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình NTQG 1719).