Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Minh Nhật - 15:11, 26/04/2025

Ngày 25/4, Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm khi chính thức công bố Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 - 2024.

Việt Nam công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024
Việt Nam công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024

Báo cáo mang tính cột mốc này do Cục Thống kê, Bộ Tài chính xây dựng trên cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế công cộng toàn cầu, trong khuôn khổ “Sáng kiến dữ liệu cho sức khỏe” của Quỹ Bloomberg Philanthropies.

Báo cáo cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình đăng ký khai sinh, khai tử và kết hôn trên toàn quốc, cũng như một số vấn đề dân số khác, trên cơ sở đó kêu gọi hành động để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Buổi lễ công bố có sự tham dự của lãnh đạo từ các bộ, ban, ngành liên quan của Việt Nam, các cơ quan Liên hợp quốc, các đối tác phát triển và giới học thuật – đánh dấu một chặng đường quan trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ, toàn diện và minh bạch tại Việt Nam.

Cục trưởng Cục Thống kê Nguyễn Thị Hương phát biểu tại hội thảo. (Nguồn: UNFPA)
Cục trưởng Cục Thống kê Nguyễn Thị Hương phát biểu tại hội thảo. (Nguồn: UNFPA)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính) Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, việc chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024 khẳng định nỗ lực và cam kết của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, báo cáo này đã thể hiện một cách khách quan thực trạng hệ thống đăng ký và thống kê hộ tịch trong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những tiến bộ rõ rệt; đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận các tồn tại, thách thức. Cùng với đó, báo cáo được xây dựng trên nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm, đảm bảo mọi cá nhân - kể cả những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất - đều được ghi nhận các sự kiện hộ tịch một cách bình đẳng, đầy đủ và kịp thời.

Tại Hội thảo, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson nhận định, thống kê không chỉ đơn giản là những con số, ẩn sau những con số là câu chuyện về cuộc sống và con người.

“Khi được thu thập chính xác, dữ liệu giúp chúng ta hiểu được chính sách nào đang phát huy hiệu quả, ai còn đang bị bỏ sót, và chúng ta cần làm gì để xây dựng một hệ thống dữ liệu bao trùm hơn cho tất cả mọi người. UNFPA sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng mỗi người đều được ghi nhận và mọi cuộc sống đều quan trọng”, ông Matt Jackson khẳng định.

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson đề cao Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch của Việt Nam. (Nguồn: UNFPA)
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson đề cao Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch của Việt Nam. (Nguồn: UNFPA)

Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024, bà Nguyễn Thanh Mai, Phó trưởng ban Thống kê dân số và Lao động, Cục Thống kê cho biết, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong đăng ký khai sinh. Trong đó, tỷ lệ khai sinh đúng hạn (trong vòng 60 ngày tính từ lúc sinh ra) tăng đều qua từng năm và đạt 84,9% vào năm 2024. Tuy nhiên, tình trạng đăng ký khai sinh muộn vẫn còn phổ biến ở một số nhóm dân tộc thiểu số, lên tới 56%. Tương tự như khai sinh, số trường hợp đăng ký khai tử đúng hạn (trong vòng 15 ngày sau khi mất) chiếm tỷ trọng cao đạt 69,3% vào năm 2024, tuy nhiên tình trạng khai tử muộn vẫn phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, có dân tộc lên tới gần 80%.

Báo cáo cũng đưa ra các phát hiện quan trọng về xu hướng sinh, tử và kết hôn. Tổng tỷ suất sinh đang giảm và thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Trong khi đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm vượt xa mức cân bằng là 104–106 bé trai/100 bé gái. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các tỉnh khu vực phía Bắc mà điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang.

Tuổi trung bình khi sinh con của phụ nữ đang có xu hướng tăng dần và có sự khác biệt lớn về tuổi trung bình khi sinh con của người mẹ chia theo dân tộc của mẹ. Phụ nữ dân tộc Hoa và dân tộc Kinh có tuổi trung bình khi sinh con cao nhất, lần lượt là 29,9 tuổi và 29,4 tuổi, cao hơn từ 6 đến 7 tuổi so với phụ nữ ở nhiều dân tộc khác như La Ha (23,2 tuổi), Cơ Lao (23,3 tuổi), La Hủ (23,7 tuổi), Hrê (23,8 tuổi), Xinh Mun (23,9 tuổi).

Phát biểu về các số liệu quan trọng này, bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Thống kê nhấn mạnh: “Lần đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hộ tịch hoàn chỉnh và cập nhật để thực hiện phân tích thống kê sinh, tử và kết hôn trên phạm vi cả nước. Đây là một dấu mốc rất quan trọng. Kết quả cũng cho thấy vẫn còn sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc và vùng miền trong công tác đăng ký hộ tịch. Tuy vậy, các kết quả phân tích cũng đồng thời khẳng định rằng đầu tư của chính phủ vào chuyển đổi số trong hệ thống đăng ký hộ tịch đang mang lại hiệu quả. Trong thời gian tới, nâng cao tính kịp thời và độ chính xác của dữ liệu sẽ là yếu tố then chốt để mọi người đều được phản ánh trong hệ thống dữ liệu, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.”

Đề cao ý nghĩa của báo cáo, bà Gurpreet Kaur Rai, Cố vấn kỹ thuật khu vực thuộc Chương trình Tác động dữ liệu của tổ chức Y tế công cộng đánh giá: “Với báo cáo này, Việt Nam đã nêu một tấm gương sáng trong khu vực về cách phân tích và sử dụng dữ liệu hộ tịch để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu... Dữ liệu chính xác và kịp thời chính là nền tảng của một hệ thống y tế vững mạnh và chính sách hiệu quả. Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng tiến trình quan trọng này và chứng kiến những cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo Việt Nam đối với chương trình nghị sự ý nghĩa này”.

Khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và chuẩn bị cho những thay đổi dân số trong tương lai, hệ thống đăng ký hộ tịch và thống kê dân số sẽ tiếp tục đóng vai trò nền tảng cho một nền quản trị hiệu quả, đảm bảo quyền con người và phát triển toàn diện. (Nguồn: UNFPA)
Khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và chuẩn bị cho những thay đổi dân số trong tương lai, hệ thống đăng ký hộ tịch và thống kê dân số sẽ tiếp tục đóng vai trò nền tảng cho một nền quản trị hiệu quả, đảm bảo quyền con người và phát triển toàn diện. (Nguồn: UNFPA)

Trong thời gian tới, báo cáo khuyến nghị tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ cho hệ thống đăng ký hộ tịch điện tử quốc gia, tăng cường tập huấn cho cán bộ đăng ký cơ sở và đẩy mạnh tiếp cận tới các nhóm yếu thế. Việc tích hợp sâu hơn với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số, y tế và giáo dục cũng là điều cần thiết để phát huy tối đa lợi ích của dữ liệu hộ tịch.

Khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và chuẩn bị cho những thay đổi dân số trong tương lai, hệ thống đăng ký hộ tịch và thống kê dân số sẽ tiếp tục đóng vai trò nền tảng cho một nền quản trị hiệu quả, đảm bảo quyền con người và phát triển toàn diện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tạm giữ hình sự đối tượng dùng giấy chứng minh Công an nhân dân giả xin bỏ qua vi phạm nồng độ cồn

Tạm giữ hình sự đối tượng dùng giấy chứng minh Công an nhân dân giả xin bỏ qua vi phạm nồng độ cồn

Pháp luật - Duy Chí - 5 giờ trước
Ngày 27/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Văn Tố (SN 1991, thường trú tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) để điều tra làm rõ hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Kon Tum vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kon Tum vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
50 năm sau ngày giải phóng, cùng với cả nước, tỉnh Kon Tum đang vững bước trên con đường đổi mới và phát triển. Nhìn lại những chặng đường lịch sử đầy oai hùng, oanh liệt của đất nước, của dân tộc, Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum càng hiểu và tự hào sâu sắc hơn về quá khứ, đánh giá đúng hiện tại, vững bước, tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những loại nước rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Những loại nước rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Uống nước chanh nghệ, nước ép lựu và cà chua hay sinh tố hạt lanh vào buổi sáng giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ổn định nồng độ glucose, góp phần kiểm soát đường huyết.
Đột kích xưởng sản xuất mì chính, dầu ăn, bột canh giả quy mô lớn ở Phú Thọ

Đột kích xưởng sản xuất mì chính, dầu ăn, bột canh giả quy mô lớn ở Phú Thọ

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Công an tỉnh Phú Thọ vừa đột kích xưởng sản xuất của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (xã Thụy Vân, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) thu giữ hàng chục nghìn lít dầu ăn và hơn 70 tấn bột nêm, bột canh, mì chính giả.
Thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả dành cho người già, trẻ em mác châu Âu

Thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả dành cho người già, trẻ em mác châu Âu

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Nhiều sản phẩm có chất lượng chỉ đạt dưới 30% so với công bố, nhập từ Trung Quốc, nhưng được nhóm đối tượng này in bao bì sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu... sau đó tuồn ra thị trường.
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Mưa lớn kèm dông lốc khiến 69 căn nhà bị tốc mái

Gia Lai: Mưa lớn kèm dông lốc khiến 69 căn nhà bị tốc mái

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 27/4, ông Võ Ngọc Châu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, trận mưa lớn kèm giông lốc xảy ra trên địa bàn huyện vào ngày 24/4 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 69 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích cây trồng của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Tối 26/4, tại sân khấu Quảng trường biển, UBND Tp. Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2025 với chủ đề “Sầm Sơn - Khát vọng tỏa sáng”.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, là sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Độc đáo kiến trúc ở nhà thờ giáo xứ Tam Tòa

Độc đáo kiến trúc ở nhà thờ giáo xứ Tam Tòa

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 13 giờ trước
Trải qua 7 năm xây dựng mới hoàn thành, nhà thờ giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình nổi bật với lối kiến trúc châu Âu thời Trung đại. Không chỉ là nơi tổ chức tháng lễ, nhà thờ giáo xứ Tam Tòa còn là điểm đến tham quan của nhiều du khách thập phương.
“Thần tốc” trong kỷ nguyên vươn mình!

“Thần tốc” trong kỷ nguyên vươn mình!

Phóng sự - Thanh Hải - 13 giờ trước
Từ chiến dịch mang tên Bác, đến thành phố mang tên Bác; âm hưởng hào hùng ấy đã vọng về từ nửa thế kỷ trước và sẽ còn cộng hưởng tiếp đến mai sau. Còn chúng tôi thì chợt nghĩ, từ “thần tốc” trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến “thần tốc” trong kỷ nguyên vươn mình, sẽ mãi mãi là hành trang, là động lực, là niềm tin cho cả một dân tộc ở thời đại mới.