Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đóng góp tích cực vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia

PV - 12:41, 22/03/2025

Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia được thành lập với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu. Hiệp hội hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và gia tăng giá trị dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Ban Thường vụ Hiệp hội Dữ liệu quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Ban Thường vụ Hiệp hội Dữ liệu quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)


Ngày 22/3, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 Hiệp hội Dữ liệu quốc gia khai mạc. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động trong 5 năm tới, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Hiệp hội trong triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Dự Đại hội có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Duy Ngọc, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương; Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương; đồng chí Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; 200 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 400 hội viên là tổ chức và cá nhân tham gia Hiệp hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội

Dữ liệu - "máu" của nền kinh tế số

Phát biểu ý kiến tại Đại hội, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chúng ta đang bước vào giai đoạn bình minh của kỷ nguyên số, thời kỳ dữ liệu đã trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng, trở thành một năng lượng mới, thậm chí là "máu" của nền kinh tế số. Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm, đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và phát triển.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đề ra chủ trương “Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nước, tiến tới kết nối với khu vực ASEAN và quốc tế.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định rõ: Dữ liệu là trung tâm của chuyển đổi số, là động lực quan trọng cho sự phát triển. Nghị quyết cũng đã đề ra các chính sách thí điểm, tạo hành lang pháp lý ban đầu cho việc thúc đẩy phát triển và khai thác dữ liệu.

Chúng ta cần nhận thức rõ: quản trị dữ liệu không chỉ là vấn đề chính sách, mà còn là vấn đề công nghệ. Không có công nghệ, chúng ta không thể thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Việc quản trị và khai thác dữ liệu ở Việt Nam còn nhiều bất cập: Nhận thức về vai trò của dữ liệu chưa đầy đủ; hạ tầng dữ liệu còn phân tán, thiếu kết nối; nguồn nhân lực chất lượng cao về dữ liệu còn thiếu; Khung pháp lý chưa hoàn thiện, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bảo mật dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân; An ninh, an toàn dữ liệu còn nhiều thách thức.

Đồng thời lưu ý: Chúng ta cần nhận thức rõ: quản trị dữ liệu không chỉ là vấn đề chính sách, mà còn là vấn đề công nghệ. Không có công nghệ, chúng ta không thể thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản trị dữ liệu, đặc biệt là trong lĩnh vực Chính phủ điện tử và chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm, cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm, cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Đại hội

Các nền tảng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ chế chia sẻ dữ liệu và các dịch vụ công trực tuyến đã giúp cải thiện đáng kể việc khai thác và quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, các quy định về bảo vệ dữ liệu khi ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (big data) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain) vẫn đang ở mức độ thử nghiệm và thiếu định hướng phát triển cũng như quy định quản lý thật minh bạch, rất rõ ràng.

Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tổng Bí thư tin tưởng Hiệp hội sẽ là ngôi nhà chung của các “hiệp sĩ số”, là “ngọn cờ tiên phong" trong việc thực hiện Nghị quyết 57 và các nghị quyết về khoa học, công nghệ, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, với nền tảng quản trị số, kinh tế số, xã hội số, phát triển dựa trên dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.

Để làm được điều đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hiệp hội tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện hành lang pháp lý về dữ liệu, tạo điều kiện cho dữ liệu lưu chuyển, kết nối, chia sẻ và được khai thác tối đa, nhưng vẫn bảo đảm an ninh, an toàn và chủ quyền dữ liệu. Bộ Công an đang xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật An ninh mạng sửa đổi (bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng) và dự kiến trình Quốc hội thông qua ngay trong năm 2025, đồng thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Dữ liệu 2024, vì vậy cần ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho nhiệm vụ này.

Hai là, phát huy vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, phát triển, khai thác và làm giàu dữ liệu quốc gia, tập trung vào bốn trụ cột chính: con người, vị trí, hoạt động và vật phẩm.

Ba là, chủ động, tích cực ứng dụng, làm chủ, tiến tới tự chủ các công nghệ dữ liệu cốt lõi, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (ΑΙ), dữ liệu lớn (big data), chuỗi khối (blockchain), và điện toán đám mây.

Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội trong một số chương trình, sáng kiến trọng điểm, Tổng Bí thư chỉ rõ: Phải phát triển thị trường Dữ liệu cho Phát triển": Xây dựng Thị trường dữ liệu quốc gia, triển khai Sàn dữ liệu để phục vụ nghiên cứu, phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Cần xây dựng nền tảng AI mở quốc gia giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận ứng dụng AI. Nhanh chóng phổ cập hiểu biết về Dữ liệu cho mọi người dân nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về dữ liệu cho toàn xã hội, nhất là về giá trị, tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như việc tuân thủ các quy định pháp lý.

Sớm tổ chức các cuộc thi thách thức đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu. Khuyến khích cộng đồng đưa ra các giải pháp sáng tạo dựa trên dữ liệu. Tạo ra các sân chơi, phát huy tối đa tiềm năng con người trong lĩnh vực khoa học-công nghệ.

Tiếp tục tăng cường năng lực tự chủ về công nghệ dữ liệu; ưu tiên, khuyến khích, tạo cơ chế để các sản phẩm công nghệ dữ liệu "Make in Viet Nam" có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bốn là, hỗ trợ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng dữ liệu tiên tiến, bao gồm cả các trung tâm dữ liệu do Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đầu tư.

Năm là, đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, thu hút nguồn lực và tham gia vào các sáng kiến toàn cầu về dữ liệu.

Sáu là, xây dựng cơ chế thực thi và giám sát hiệu quả. Các cơ quan nhà nước, với vai trò đầu tàu của Bộ Công an, cần có hệ thống giám sát chặt chẽ và đồng bộ hơn trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để bảo đảm các quy định pháp luật được tuân thủ đầy đủ.

Bảy là, xây dựng hệ thống bảo vệ sản phẩm, bảo mật dữ liệu, phát triển dịch vụ bảo vệ dữ liệu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ, bảo mật dữ liệu, hình thành ngành công nghiệp về bảo mật dữ liệu.

Trong kỷ nguyên số, không làm chủ dữ liệu đồng nghĩa với việc mất chủ quyền, an ninh dữ liệu và cơ hội phát triển. Chuyển đổi số và phát triển dữ liệu là cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội hãy chung tay, góp sức cùng Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia thực hiện thắng lợi sứ mệnh. Đồng thời, nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Đại tướng Lương Tam Quang được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Tại Đại hội, thông qua Nghị quyết Đại hội với sự đồng thuận cao từ hội viên, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia.

Phát biểu ý kiến tại Đại hội, đồng chí Lương Tam Quang nhấn mạnh: Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia sẽ là cầu nối giữa các doanh nghiệp, xây dựng hệ sinh thái dữ liệu đa dạng và ổn định, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số bền vững trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên số mới.

Trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội sẽ tập trung vào các hoạt động trọng tâm như: phối hợp các cơ quan chức năng, Hiệp hội và tổ chức liên quan nhằm tuyên truyền, phổ biển chính sách, pháp luật quốc gia về dữ liệu. Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và kiến nghị, tham vấn cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành Dữ liệu.

Hiệp hội sẽ hỗ trợ các cơ quan chức năng khi được yêu cầu với sứ mệnh, mục tiêu và định hướng rõ ràng.

Với sự ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia hứa hẹn sẽ tập hợp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thúc đẩy chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực dữ liệu; đóng góp tích cực vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển thị trường và nền kinh tế dữ liệu.

Trước đó, ngày 25/2, Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố thành lập Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Trung tâm được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng, an ninh, là động lực quan trọng xây dựng kỷ nguyên mới thịnh vượng. Đồng thời, cung cấp hạ tầng công nghệ cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh mạng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tri ân một thế hệ nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc

Tri ân một thế hệ nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc

Từ những mảnh ký ức rời rạc, nhà báo - cựu chiến binh Trần Văn Hiền đã miệt mài phục dựng chân dung 511 nhà báo liệt sĩ, những người đã cầm bút trên chiến trường như cầm súng. Hành trình hơn 20 năm của ông, là lời tri ân lặng lẽ nhưng sâu sắc với một thế hệ làm báo không tiếc máu xương để viết nên sự thật. Hành trình ấy cũng là lời tri ân sâu sắc gửi đến thế hệ làm báo quả cảm, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.