Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Vì sao người dân Yên Khương khó thoát nghèo!

Quỳnh Trâm - 15:36, 28/08/2023

Hàng chục năm qua, trên địa bàn xã biên giới Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa có 151 hộ đồng bào dân tộc Thái thiếu đất sản xuất, thiếu các mô hình sinh kế. Việc mưu sinh của các hộ, chủ yếu là đi thu lượm, chăn nuôi nhỏ lẻ...nên đời sống gặp vô vàn khó khăn.

Xã Yên Khương hiện có trên 1.000 hộ, hơn 5.000 khẩu, với 9 thôn, bản nằm rải rác trên các vùng đồi núi. Yên Khương là một trong những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất của huyện Lang Chánh (37,3%). Do đặc điểm địa hình đồi núi, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang nặng tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí còn thấp nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế.

Một góc bản biên giới Xắng Hằng, xã Yên Khương (Lang Chánh)
Bao năm qua, nhiều hộ dân ở bản biên giới Xắng Hằng vẫn chưa thoát được nghèo

Anh Lò Văn Xèm, dân tộc Thái, bản Xắng Hằng, xã Yên Khương cho biết, do không có đất canh tác, anh phải làm thuê đủ nghề để kiếm sống, nhưng vẫn không thoát được đói, nghèo. Anh mong muốn, thời gian tới, các cấp chính quyền quan tâm, cấp đất cho các hộ dân trong bản để bà con có đất sản xuất, canh tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Tương tự, anh Lò Văn Chinh, một hộ dân trong bản cũng cho hay, những năm qua, một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có người già yếu được Đồn Biên phòng  Yên Khương giúp đỡ, cho mượn tạm đất để canh tác trồng sắn, ngô để đảm bảo lương thực sinh sống, nhờ đó cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận lợi, gặp thời tiết khắc nghiệt, mưa lũ thất thường, bị chuột phá... nên cũng có vụ được, vụ mất.

" Tôi phải đi rừng, thu lượm lâm sản phụ, rồi làm đủ nghề nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống. Những năm qua, gia đình và nhiều hộ dân ở đây vẫn phải trông chờ vào nguồn trợ cấp gạo cứu đói từ chính quyền",  anh Chinh cho biết thêm.

(bài theo kế hoạch nộp ngày 24/8)Vì sao người dân vùng biên giới Yên Khương khó thoát nghèo? 2
Đời sống của đồng bào ở Yên Khương còn rất nhiều khó khăn

Theo rà soát của UBND huyện Lang Chánh, các hộ dân nơi đây đang thiếu khoảng 365 ha đất sản xuất. Nguyên nhân là do khu vực này thuộc vùng lõi, vùng đệm đất lâm nghiệp (do Đồn Biên phòng Yên Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa quản lý) nên địa phương không thể cấp cho các hộ dân xã Yên Khương.

Với đặc thù là huyện nghèo thuộc diện 30a của cả nước, huyện Lang Chánh không có quỹ đất để chia cho các hộ dân. Nhiều gia đình thiếu đất sản xuất, đời sống rất khó khăn. Trong khi đó, kinh phí để khai hoang quỹ đất mới rất lớn, vượt khả năng của địa phương.

Huyện Lang Chánh cũng đã nhiều lần báo cáo thực tế này lên cấp trên, đồng thời đề xuất với UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét bàn giao cho địa phương một phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện nhà nước quản lý để giao cho hộ dân thiếu đất sản xuất, tuy nhiên đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, cuộc sống của người dân vẫn đang vô cùng khó khăn do thiếu đất sản xuất.

Ông Nguyễn Viết Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh cho biết, thời gian qua, UBND huyện cũng đã phối hợp với UBND xã Yên Khương, Đồn Biên phòng Yên Khương cùng các đơn vị liên quan, thực hiện rà soát các diện tích đất phù hợp để kiến nghị cấp trên bàn giao về địa phương quản lý, cấp cho gia đình không có đất sản xuất. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 16 phút trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 23 phút trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín với cộng đồng - Chiến Khu - 1 giờ trước
Ông Chau Che ở khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là Người có uy tín được đồng bào Khmer suy tôn là “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 1 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.