Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì sao "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"?

Minh Nhật - 11:22, 10/02/2025

Dân gian tin rằng đêm Trăng tròn đầu tiên của Năm mới sẽ hội tụ linh khí mạnh nhất, là thời điểm linh thiêng để sở cầu như ý, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong cả năm.

Mâm lễ chay cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh: minh họa
Mâm lễ chay cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh: minh họa

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Rằm tháng Giêng, không chỉ là dịp lễ đánh dấu đêm Rằm đầu tiên của Năm mới âm lịch mà còn là thời khắc linh thiêng để con người hướng về cội nguồn và tìm kiếm sự an lành, may mắn cho cả năm.

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, câu nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” như một lời khẳng định về giá trị đặc biệt của ngày Tết Nguyên tiêu.

Vậy điều gì đã tạo nên sức mạnh tâm linh vượt trội của ngày Rằm này so với những nghi thức cúng lễ khác trong năm? Hãy cùng khám phá những lý do sâu xa đằng sau điều này.

Nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của Năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “tiêu” nghĩa là đêm. Rằm tháng Giêng được tính từ giữa đêm 14 (đêm trước Trăng rằm) đến hết ngày 15 (đêm Trăng rằm) của tháng Giêng âm lịch.

Trong đạo Phật, Tết Nguyên tiêu là ngày lễ quan trọng, các Phật tử tin rằng ngày Rằm tháng Giêng là ngày mà ánh sáng từ bi của Phật có pháp lực mạnh mẽ, phổ chiếu nhân gian, do đó có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" hoặc "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng.”

Trong Đạo giáo mà người Việt chịu một phần ảnh hưởng, lễ cúng Rằm tháng Giêng còn được gọi là lễ Thượng nguyên.

Ở các triều đại phong kiến xưa, triều đình đều tổ chức lễ Thượng Nguyên rất long trọng, Hoàng đế trực tiếp làm chủ lễ, cầu mong cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, người người an lạc.

Ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống tâm linh của người Việt

Với người Việt, những thời khắc đầu tiên trong năm rất quan trọng, đó là ngày mùng 1 tháng Giêng - Tết Nguyên đán và ngày Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu.

Dân gian tin rằng đêm Trăng tròn đầu tiên của Năm mới sẽ hội tụ linh khí mạnh nhất, là thời điểm linh thiêng để sở cầu như ý, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong cả năm.

Lễ Rằm tháng Giêng được tổ chức long trọng ở hầu hết các vùng miền trên cả nước. Người dân ngoài thực hiện lễ cúng tại nhà còn đi lễ chùa, lễ đền, cúng dường, phóng sinh, làm nhiều việc thiện. Nhiều nhà chùa và các cơ sở thờ tự cũng tổ chức lễ cầu an đúng vào ngày này.

Thời điểm cúng Rằm tháng Giêng

Cúng Rằm tháng Giêng tại gia phải đủ lễ (có thể cúng chay hoặc cúng mặn) và cúng vào ngày giờ đẹp. Người xưa cho rằng lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức từ 11h-13h) ngày chính Rằm (15/1 Âm lịch). Đây được cho là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Ngày nay, để phù hợp hơn với nhịp sống bận rộn của xã hội hiện đại, thời gian và cách thức thực hiện lễ cúng Rằm tháng Giêng cũng đã có những biến đổi linh hoạt, không nhất thiết phải cúng đúng ngày.

Chẳng hạn như năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Tư, ngày 12/2 Dương lịch. Nhiều gia đình nếu không sắp xếp cúng được đúng ngày thì có thể làm lễ cúng Rằm tháng Giêng trước 1-2 ngày, vào 13 hoặc 14 tháng Giêng đều được, cốt là ở lòng thành.

Người dân Hà Nội đi lễ Rằm tháng Giêng tại Chùa Trấn Quốc mong cầu bình an. Ảnh: minh họa
Người dân Hà Nội đi lễ Rằm tháng Giêng tại Chùa Trấn Quốc mong cầu bình an. Ảnh: minh họa

Dâng sao giải hạn hay cầu an?

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người Việt còn có phong tục dâng sao giải hạn, thường thực hiện ở chùa, đền. Nhiều người tin rằng nếu năm nay bị sao xấu chiếu thì lễ dâng sao giải hạn sẽ giúp giải tai ách, xua đuổi rủi ro, tai qua nạn khỏi.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc cúng sao giải hạn không phải văn hóa Phật giáo. Ở nước ta, từ thời kỳ tam giáo đồng nguyên (thời Lý-Trần), các tập tục của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo có sự hòa hợp nên việc cúng dâng sao giải hạn không chỉ được tổ chức tại các đình, đền mà đã dung nạp vào nhiều ngôi chùa cùng với nghi thức cầu an.

Với mong muốn hóa giải những sao xấu “chiếu mệnh,” ngày càng có nhiều người đăng ký tại các chùa, đình, đền... với các khoản phí nhất định để làm lễ dâng sao giải hạn đã khiến phong tục này bị biến tướng, gây tốn kém và lãng phí mà không có ý nghĩa thực sự ngoài cảm giác yên tâm về tâm lý.

Các nhà nghiên cứu khẳng định dâng sao giải hạn không hề có tác động đến các ngôi sao để từ đó thay đổi "số phận người bị sao chiếu." Để tránh được hạn, hãy nghĩ thiện và làm việc thiện bởi số phận của mình do chính mình tạo nên.

Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng hay đi lễ đầu năm để cầu may, cầu an là tín ngưỡng tốt đẹp và thiêng liêng cần được thực hành một cách đúng đắn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Khâu Vai, mảnh đất có phiên chợ Phong Lưu nổi tiếng, từ lâu đã trở thành huyền thoại, cùng với lòng hồ Thuỷ điện Bảo Lâm 3 hùng vĩ, thơ mộng, được du khách khắp nơi biết đến.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ động phối hợp một cách sâu rộng trong lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo

Chủ động phối hợp một cách sâu rộng trong lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - Nhóm PV - 14 phút trước
Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2025-2030 và Kế hoạch phối hợp công tác năm 2025 giữa Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Đảng ủy Bộ Dân tộc và Tôn giáo, được tổ chức chiều ngày 17/4.
Đồng bào công giáo xứ Thanh chung nhịp sống, chung niềm tin

Đồng bào công giáo xứ Thanh chung nhịp sống, chung niềm tin

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Những năm qua, cùng với các thành phần dân tộc, giáo dân ở các xứ đạo, họ đạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang lan tỏa lối sống “tốt đời, đẹp đạo” , thực hành những phần việc cụ thể, thiết thực vun đắp đời sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, bản làng ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Khâu Vai, mảnh đất có phiên chợ Phong Lưu nổi tiếng, từ lâu đã trở thành huyền thoại, cùng với lòng hồ Thuỷ điện Bảo Lâm 3 hùng vĩ, thơ mộng, được du khách khắp nơi biết đến.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Âm vang hồ Thác Bà. Cây Chia - Hướng phát triển kinh tế mới. Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lễ hội - Tiếng gọi quê hương. Tinh xảo chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Nghệ An. Người lưu giữ hồn cốt văn hóa Dao giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Chính sách dân tộc tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Lạng Sơn: Chính sách dân tộc tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 2 giờ trước
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 812 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông sinh sống. Thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài dân tộc thiểu số

Phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài dân tộc thiểu số

Tin tức - Hồ Kiên Giang - 3 giờ trước
Chi hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP Cần Thơ vừa phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài DTTS năm 2025 - 2026, nhằm khơi gợi cảm hứng sáng tác, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.