Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Như Ý - 22:02, 22/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong những phong tục cổ truyền quan trọng của người Việt. Vào ngày này, người dân thường sẽ lên chùa lễ Phật, làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng, dọn dẹp bàn thờ và chọn ngày giờ để làm lễ cúng gia tiên,... tỏ lòng thành kính, hiếu thảo với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đồng thời cầu mong một năm mới bình an, may mắn, gia tăng phúc thọ cho gia đình.

Cúng rằm tháng Giêng là một trong những phong tục cổ truyền quan trọng của người Việt
Cúng rằm tháng Giêng là một trong những phong tục cổ truyền quan trọng của người Việt

Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “nguyên” nghĩa là thứ nhất, “tiêu” nghĩa là đêm. Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người theo đạo Phật. Vì vậy trong dân gian thường nói "Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Năm nay, Rằm tháng Giêng trùng ngày thứ Bảy, 24/02/2024 (dương lịch).

Vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cầu năm mới phát tài phát lộc, khỏe mạnh. Tùy theo từng vùng, từng điều kiện gia đình mà có cách chuẩn bị mâm cỗ khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của gia chủ gửi tới tổ tiên, ông bà.

Nên chọn ngày nào để cúng Rằm tháng Giêng?

Theo truyền thống từ xưa, lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức từ 11h đến 13h) ngày chính Rằm (15/1 âm lịch). Đây được cho là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu các gia đình không sắp xếp cúng được đúng giờ Ngọ ngày chính Rằm thì có thể chọn cúng Rằm tháng Giêng 2024 từ sáng ngày 14/1 đến ngày 15/1 âm lịch.

(Tổng hợp) Cần chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng Giêng? 1

Theo lịch vạn niên, cúng Rằm tháng Giêng 2024 có các khung giờ tốt như sau:

Ất Mão (5h-7h), Mậu Ngọ (11h-13h), Canh Thân (15h-17h), Tân Dậu (17h-19h).

Ngày 14/1 âm lịch, tức ngày 23/2/2024 dương lịch, khung giờ tốt gồm: Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h).

Ngoài việc thành tâm cúng bái tại nhà, vào ngày rằm tháng Giêng, nhiều gia đình có thói quen đi lễ chùa, cầu bình an và may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Để cúng rằm tháng Giêng, gia chủ cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và tiến hành dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, không làm đổ vỡ. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật và cúng gia tiên như sau:

(Tổng hợp) Cần chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng Giêng? 2

Mâm cỗ chay cúng trời Phật gồm: Hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước… Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của bánh trôi nước. Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Các món trong mâm chay có thể khác biệt nhưng phải đảm bảo được sự hài hòa. Theo đó, các gia chủ nên chuẩn bị cúng với món ăn màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, món màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, món màu trắng tượng trưng cho hành Thủy, màu đen thể hiện cho hành Thổ và màu vàng tượng trưng cho hành Kim.

Mâm lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng thường gồm có: Hương thơm, hoa tươi (hoa cúc vàng, trầu 3 lá, cau 3 quả, đĩa quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu), 1 bao thuốc lá, 1 gói chè (loại 1 lạng/gói), 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối, 1 đĩa to bánh kẹo các loại, 1 đĩa xôi (hoặc bánh chưng), 1 con gà luộc, tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

Mâm cỗ cúng gia tiên thường gồm 4 bát và 6 đĩa (có thể nhiều hơn). Trong đó, 4 bát sẽ gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc và 6 đĩa gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm…

Tuy nhiên, số lượng các món ăn sẽ tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như đặc trưng của vùng miền.

Lưu ý: Mỗi món ăn trong mâm cúng rằm tháng Giêng sẽ mang một ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn như bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển; còn dưa hành thuộc về phần Dương, thịt lợn thì thuộc phần Âm. Theo đó, dù là mâm cỗ to hay mâm cỗ nhỏ, bạn cũng nên chuẩn bị các món ăn làm sao cho thể hiện được sự cân bằng Âm Dương.

(Tổng hợp) Cần chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng Giêng? 3

Dưới đây là các bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2024 tại nhà và trên chùa mời các bạn tham khảo.

Bài văn khấn rằm tháng Giêng cổ truyền tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

(Tổng hợp) Cần chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng Giêng? 4

Văn khấn gia tiên rằm tháng Giêng

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024.

Tín chủ (chúng) con là:... ngụ tại:...

Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương thiên tử tinh quân; Nam Tào, Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương, Văn Khúc tinh quân; Nhị thập bát tú, Ngũ hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc, lòng thành có dư. Mệnh vị an cư, thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

(Tổng hợp) Cần chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng Giêng? 5

Văn khấn Thổ công ngày rằm tháng Giêng

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.. ngụ tại:...

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

(Tổng hợp) Cần chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng Giêng? 6

Văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa

Dốc lòng kính lễ Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy, cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này, biến khắp mười phương giới, trong có vô biên Phật, vô lượng hương trang nghiêm, viên mãn đạo Bồ tát, thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

Phật thân rực rỡ tựa kim san, thanh tịnh không gì thể sánh ngang, vô thượng chí tôn công đức mãn. Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương. Phật đức bao la như đại dương. Bảo châu tàng chứa đủ bên trong. Trí tuệ vô biên vô lượng đức. Đại định uy linh giác vẹn toàn. Phật tại Chân Như pháp giới tàng. Không sắc không hình chẳng bụi mang. Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật. Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan. Án phạ nhật ra hồng. Án phạ nhật ra hồng. Án phạ nhật ra hồng.

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền thánh tăng thường trụ Tam bảo. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo chủ Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sinh Di Lặc tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy, quỳ đọc)

Chí tâm sám hối: Xưa kia gây nên bao ác nghiệp. Đều vì ba độc: tham, sân, si. Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra. Hết thảy con nay xin sám hối. Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng. Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư. Niệm niệm âm vang tận pháp giới. Độ khắp chúng sinh nhập Bất thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 07:11, 26/07/2024
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Kinh tế - Minh Thu - 06:59, 26/07/2024
Từng xông pha trong lửa đạn, cống hiến tuổi trẻ, xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, bệnh binh lại tiếp tục nỗ lực trên “mặt trận” làm kinh tế. Không chỉ làm giàu cho gia đình, góp sức xây dựng quê hương, những thương binh, bệnh binh còn khẳng định ý chí, quyết tâm “tàn nhưng không phế”.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Sắc màu 54 - Hoài Lê - 06:46, 26/07/2024
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.