Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét độc đáo trong phong tục cúng Rằm tháng Bảy của các dân tộc

Tuệ An (t/h) - 15:53, 10/08/2022

Rằm tháng Bảy là một trong những ngày rằm lớn nhất của nước ta. Vào ngày này, mỗi địa phương, dân tộc trên cả nước đều có tập tục cúng rằm với những phong tục, nghi thức riêng.

Làm bánh rợm cho mâm cỗ cúng của người Giáy
Làm bánh rợm cho mâm cỗ cúng của người Giáy

Tết Xíp xỉ của dân tộc Giáy

Rằm tháng Bảy trong quan niệm của người Giáy ở tỉnh Lào Cai là một lễ tết lớn. Trong tiếng Giáy, Rằm tháng Bảy có cách gọi “tết Xíp xỉ”. Tết này thường được tổ chức vào chiều 14/7 Âm lịch.

Theo tục lệ, người Giáy tổ chức lễ dâng cúng lên tổ tiên với ý nguyện cầu xin sức khỏe, an lành, thịnh vượng cho gia đình. Lễ vật cỗ cúng được sắm chu đáo như: Gà luộc, thịt lợn, xôi ngũ sắc, canh... Đặc biệt là các gia đình đều tổ chức gói bánh rợm để dâng cúng tổ tiên.

Một điều tạo nên sự khác biệt trong lễ Rằm tháng Bảy của người Giáy nữa, là họ tự mua giấy màu về để cắt tiền vàng, quần áo, hàng mã theo đúng trang phục truyền thống dân tộc mình.

Bên cạnh đó, lễ cúng chúng sinh được đồng bào cúng vào thời điểm 21 - 22 giờ đêm. Thủ tục lễ cúng đơn giản là cắm 7 nén hương thành hàng trước ngõ, sau đó trộn xôi, cháo, thịt lợn, nước canh, rắc dọc theo chân hương rồi làm lễ.

“Tết rằm tháng Bảy” của người Dao là một trong những ngày lễ quan trọng (Trong ảnh: Thầy cúng đốt vàng mã gửi cho tổ tiên, thần linh)
“Tết rằm tháng Bảy” của người Dao là một trong những ngày lễ quan trọng (Trong ảnh: Thầy cúng đốt vàng mã gửi cho tổ tiên, thần linh)

“Tết Rằm tháng Bảy” của người Dao

Tết rằm tháng Bảy của người Dao là 1 trong 3 tết lớn nhất trong năm, bên cạnh Tết thanh minh và Tết tạ ơn. Người Dao có quan niệm “vạn vật hữu linh”, do đó họ tin vào sự tồn tại của “cõi thiêng”, nơi mà ở đó các linh hồn tổ tiên, thần linh vẫn đang dõi theo cuộc sống của họ ở trần thế.

Lễ vật cúng bao gồm: 1 con heo, 1 con gà trống, bánh chưng của người Dao, rượu và 5 cái chén, 1 chén nước, 1 bát nhang, giấy bản của người Dao.

Cỗ Rằm tháng Bảy của người Dao sẽ được tổ chức theo quy mô từng gia đình. Tuy nhiên, nếu gia đình nào không tự làm lễ cúng được, thì sẽ mời thầy cúng về để làm lễ cúng cho gia đình mình. Đồng thời, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị từ 5 - 7 mâm cỗ để mời anh em, bạn bè, hàng xóm đến cùng ăn tết.

Tết Rằm tháng Bảy của đồng bào Dao còn đặc biệt ở chỗ chỉ đến Rằm này các bà, các mẹ mới gói những chiếc bánh gù đen - một loại bánh đặc chưng của đồng bào Dao. Loại bánh này được làm từ gạo, giã với tro, thân cây vừng tạo thành bánh có màu đen, khi luộc chín có mùi vị rất lạ. Ngoài ra, còn bánh dày, bánh mật là những loại bánh không thể thiếu vào ngày Tết và Rằm tháng Bảy.

Người dân chuẩn bị làm bánh gai để cúng tổ tiên
Người dân chuẩn bị làm bánh gai để cúng tổ tiên

Tết “Pây tái” của người Tày, Nùng Cao Bằng trong ngày Rằm tháng Bảy

Với người Tày - Nùng ở Cao Bằng, cứ vào dịp tháng Bảy âm lịch hằng năm, mọi người, mọi nhà lại rộn ràng đón Tết. Rằm tháng Bảy âm lịch còn được gọi bằng một cái tên khác là Tết "Pây tái" hoặc "Pây chường tái", có ý nghĩa là ngày lễ của con cái báo đáp công ơn đối với cha mẹ, những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình. Đây là một nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của bà con dân tộc Tày - Nùng tại Cao Bằng.

Người Tày - Nùng thường làm lễ "Pây tái" và ăn Rằm tháng Bảy trong 2 ngày là 14 và 15 âm lịch. Lễ "Pây tái" mang ý nghĩa riêng, đó là: Những người con gái sau khi đi lấy chồng, quanh năm cùng chồng con chú tâm công việc làm ăn nơi nhà chồng, lo toan quán xuyến hương khói thờ phụng ông bà tổ tiên nhà chồng. Trong năm duy nhất chỉ có ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày Rằm tháng Bảy mới là dịp được trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay chăm sóc, báo hiếu cha mẹ và sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên.

Người Tày - Nùng có câu: "Bươn chiêng kin nựa cáy, bươn chất kin nựa pất" , nghĩa là: Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt. Chính vì vậy, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày rằm tháng Bảy. Thời điểm trước ngày lễ vài ngày, khi ghé thăm các phiên chợ huyện, hàng vịt là nơi được mua bán trao đổi nhộn nhịp và đông đúc nhất.

Người Mông xanh ở Lào Cai chuẩn bị làm món xôi cho ngày Rằm
Người Mông xanh ở Lào Cai chuẩn bị làm món xôi cho ngày Rằm

Rằm tháng Bảy của người Mông xanh ở Lào Cai

Rằm tháng Bảy là dịp quan trọng với người Mông xanh ở thôn Tu Thượng, xã Nậm Xé (Văn Bàn, Lào Cai). Các gia đình tổ chức ăn rằm từ ngày 11 đến ngày 15 tháng Bảy (âm lịch).

Mâm cỗ để ăn rằm của người Mông xanh không thể thiếu món xôi. Người dân thường làm xôi tím trộn lẫn với xôi trắng từ gạo nếp dẻo do người dân tự trồng. Sau khi chế biến xong các món ăn, chủ nhà cúng mời gia tiên về ăn rằm. Mỗi dòng họ sẽ chọn vị trí cúng gia tiên khác nhau. Đồ cúng thường là một con gà, quẻ, chén rượu… chủ hộ là người khấn. Sau khi cúng, người Mông xanh thắp hương và đốt vàng mã ở nhiều vị trí quan trọng trong gia đình như cửa, bếp… để mời các vị thần cùng về ăn rằm.

Trong ngày rằm, mọi người thường tồ chức các trò chơi dân gian như đu quay, chơi khèn Mông…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu chợ phiên A Lưới

Sắc màu chợ phiên A Lưới

Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, chợ phiên A Lưới (TP. Huế) còn chứa đựng kho tàng văn hóa truyền thống. Những nông sản vùng cao hay tấm vải dệt zèng, chiếu Âmber và cả những điệu múa Aza trong đêm hội chợ phiên... đều chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam lọt Top 3 thế giới trong lĩnh vực phát hành ứng dụng di động

Việt Nam lọt Top 3 thế giới trong lĩnh vực phát hành ứng dụng di động

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 3 giờ trước
Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu toàn cầu trong xu hướng đa dạng hóa chi phí tiếp thị nhằm thu hút người dùng trên nền tảng di động.
Cần có sự quản lý chặt chẽ trước sự bùng nổ các trung tâm dạy thêm

Cần có sự quản lý chặt chẽ trước sự bùng nổ các trung tâm dạy thêm

Giáo dục - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý sai phạm với một trung tâm dạy thêm tại quận Đống Đa, phụ huynh đồng loạt lên tiếng về việc cần có biện pháp tích cực hơn nữa, để tránh tình trạng biến tướng, dạy thêm từ trường ra trung tâm.
Lan toả niềm đam mê đọc sách trong học đường huyện biên giới Chư Prông

Lan toả niềm đam mê đọc sách trong học đường huyện biên giới Chư Prông

Giáo dục - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Nhằm nuôi dưỡng và lan tỏa niềm đam mê đọc sách trong giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh, các cấp, ngành và trường học trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã không ngừng đầu tư, làm mới hệ thống thư viện, bổ sung làm phong phú thêm các đầu sách và tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa đến đông đảo học sinh và thanh thiếu nhi.
Nông dân vùng cao Bình Liêu “đứng ngồi không yên” vì thiếu nước sản xuất

Nông dân vùng cao Bình Liêu “đứng ngồi không yên” vì thiếu nước sản xuất

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu hiện đang đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.
Bình Phước: Trang trọng truy điệu và an táng 17 hài cốt liệt sĩ

Bình Phước: Trang trọng truy điệu và an táng 17 hài cốt liệt sĩ

Tin tức - Thanh Liêm - 13 giờ trước
Sáng 24/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước trang trọng tổ chức Lễ viếng, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ và dâng hương tưởng niệm anh linh các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khâu Vai ngày trở lại. Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nghề nuôi rắn bên sông Gâm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mèo Vạc tổ chức Hội thi giã bánh giày năm 2025

Mèo Vạc tổ chức Hội thi giã bánh giày năm 2025

Tin tức - Quỳnh Lưu - 23:59, 24/04/2025
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025, sáng 24/4 (tức ngày 27/3 Âm lịch) tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Hội thi giã bánh giày.
Bạc Liêu: Trao kinh phí do Bộ tư lệnh BĐBP hỗ trợ xây dựng Nhà Đồng đội ở vùng biên giới biển

Bạc Liêu: Trao kinh phí do Bộ tư lệnh BĐBP hỗ trợ xây dựng Nhà Đồng đội ở vùng biên giới biển

Xã hội - Như Thanh - 23:57, 24/04/2025
Ngày 24/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội nghị công bố và triển khai các quyết định hỗ trợ xây dựng Nhà Đồng đội cho 9 cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, từ nguồn kinh phí của Bộ Tư lệnh BĐBP. Đại tá Huỳnh Thanh Hùng - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh dự và trao kinh phí.
Đào Bắc Hà vào vụ mất mùa, dân lo lắng

Đào Bắc Hà vào vụ mất mùa, dân lo lắng

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:55, 24/04/2025
Cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) đã bước vào vụ thu hoạch đào năm 2025 được hơn 1 tuần nay. Vụ đào năm nay, do thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, lại mưa to đúng vào thời kỳ đậu quả, khiến hoa và trái nhỏ bị thối. Đào Bắc Hà mất mùa, trong khi giá đào không tăng, đã giảm thu nhập của nông dân trồng đào địa phương.
Quảng Ngãi: Dông lốc kèm mưa đá khiến gần 100 ngôi nhà bị tốc mái

Quảng Ngãi: Dông lốc kèm mưa đá khiến gần 100 ngôi nhà bị tốc mái

Môi trường sống - T.Nhân - H.Trường - 23:52, 24/04/2025
Một trận dông lốc mạnh kèm mưa đá kéo dài trong 40 phút khiến gần 100 nhà của người dân ở xã Ba Vì (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) bị tốc mái, hư hỏng nghiêm trọng.
Lãnh đạo Việt Nam chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời

Lãnh đạo Việt Nam chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời

Thời sự - PV - 23:50, 24/04/2025
Sáng ngày 21/4/2025 giờ địa phương, Tòa thánh Vatican thông báo Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88, tại nơi ở của ông trong Vatican, do bị đột quỵ não, hôn mê, suy tim.