Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa cồng chiêng qua "nghiệm sinh" của già làng

PV - 17:44, 08/08/2022

Vùng Trường Sơn đại ngàn phía tây Quảng Nam là nơi lưu giữ văn hóa cồng chiêng, linh hồn của văn hóa làng các DTTS. Về với cộng đồng làng miền núi để khảo cứu cồng chiêng, không thể bỏ qua tri thức bản địa của già làng, họ chính là báu vật của văn hóa miền núi.

Các già làng ở Tây Giang tạc tượng. (Ảnh: L.T.K)
Các già làng ở Tây Giang tạc tượng. (Ảnh: L.T.K)

Hội tụ về tính thiêng

Gs.Trần Quốc Vượng khi đi điền dã văn hóa dân gian những năm 1990, đã nói về sự tích tụ văn hóa ở các già làng, đó chính là quá trình từng trải suốt cả đời người “nghiệm sinh”.

Khi khảo cứu về văn hóa cồng chiêng, nhiều già làng các DTTS cho rằng, tiếng cồng chiêng là lời cầu nguyện, sự che chở của các vị thần, thể hiện lòng kính cẩn của cộng đồng làng với đất trời. Âm thanh cồng chiêng thấu gọi hồn thiêng sông núi, tạo chất men nối kết cộng đồng.

Già làng Hồ Văn Nhong (người Bh’noong ở xã Phước Năng, huyện Phước Sơn) nói: “Cồng chiêng có đường tròn biểu tượng cho thần mặt trời (K’nantroc) - vị thần có quyền lực cao nhất, luôn che chở, bảo vệ cho người dân trong cuộc sống hằng ngày. Đường tròn cho tiếng của mọi cái chiêng đều đến được trung tâm thiêng, nơi các vị thần linh bay về ngự trị”.

Người có nhiều cồng chiêng trong làng được tôn trọng không phải họ có nhiều của cải vật chất mà chính là người ấy đang được hộ trì bởi nhiều “thần chiêng”.

Già làng Cơlâu Nâm ở Tây Giang cho biết: “Không có tiếng chiêng, con người như lạc vào rừng sâu không lối ra, sức sống con người như bị cạn kiệt. Khi tiếng chiêng ngân lên, con người trở về với bản tính hướng thiện. Cồng chiêng kết nối con người quá khứ với hiện tại và tương lai, kết nối con người với thần linh, mang lại bình yên cho cuộc sống”.

Đối với đồng bào DTTS, cồng chiêng là vật thiêng. Họ tin rằng, trong mỗi cái chiêng đều có thần linh trú ngụ, cồng chiêng càng lâu năm, sức mạnh càng lớn. Ai có công giữ gìn cồng chiêng, người đó được thần linh phù hộ và ngược lại, ai đem bán cồng chiêng, bán linh hồn cộng đồng làng thì sẽ bị thần linh trừng phạt.

Trong quan niệm của đồng bào, cồng chiêng được ví như con người, vì vậy cồng chiêng càng lâu đời càng có giá trị và càng trở nên quý.

Cồng chiêng càng cổ càng có nhiều thần chiêng trú ngụ và sức mạnh thiêng của cồng chiêng càng lớn. Đối với loại chiêng này đồng bào không bao giờ bán đi, bởi bán nó tức là bán đi sự linh thiêng, bán đi ân phúc mà thần linh ban cho. Nó được cất giấu rất kỹ với những nghi lễ quy định rất nghiêm ngặt, thường là cất trong hang núi mà chỉ chủ nhà mới biết.

Không có tiếng chiêng, con người như lạc vào rừng sâu không lối ra...

Hiện hữu sự phồn thực

Văn hóa cồng chiêng như lá chắn, bảo vệ sự trường tồn của vùng miền núi. Con người sống trong không gian đó sẽ tạo dựng cuộc sống đúng với bản tính và nền nếp của luật tục, tập quán. Xét từ góc độ văn hóa cổ truyền, âm nhạc cồng chiêng chuyển tải vẻ đẹp hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho con người giữ được phẩm chất “bản thiện” của cộng đồng.

Cách đây hơn 5 năm, khi chúng tôi đến Đông Giang, gặp già làng A Tùng Vẽ, ông nói: “Cồng chiêng là hình bầu vú phụ nữ căng đầy, rắn chắc ở giữa. Núm vú là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng lúa”.

Rồi ông ngẫu hứng hát một đoạn dân ca “Cha chấp” mà ông đã biết khi còn niên thiếu, lời hát liên hệ giữa cồng chiêng và tín ngưỡng phồn thực: “Lật ngửa cồng ra. Đổ cho đầy rượu. Lật ngửa chiêng ra. Sắp thị cho đầy. Mời Giàng về ăn với dân làng. Cho bầu sữa căng tràn, cho con suối nhiều nước, cho mưa về ngô lúa xanh tươi”.

Cũng theo quan niệm về phồn thực, già làng Đinh Thập ở Trà Cang (Nam Trà My) từng nói: “Người Xơ đăng khi đánh chiêng phải quay về hướng Đông, hướng mặt trời mọc, là nơi sinh ra Mẹ lúa. Họ cho rằng chỉ khi quay về hướng này thì họ mới giao tiếp được với thần linh để ban cho vụ mùa tươi tốt”.

Cồng chiêng hiện diện hầu hết ở các DTTS miền núi Quảng Nam, mỗi cộng đồng làng dùng cồng chiêng để biểu dương sức mạnh trong chiến đấu và sản xuất. Qua âm thanh của cồng chiêng, mỗi cá nhân, cộng đồng làng đều gửi gắm những suy nghĩ, những ước mơ bình dị.

Tiếng cồng chiêng luôn gắn chặt với bước đi, từng sinh hoạt văn hóa theo suốt cuộc đời mỗi người. Họ yêu quý gìn giữ như vật báu của gia đình, của cộng đồng làng. Cho nên cồng chiêng luôn có sức sống trường tồn từ ngàn xưa cho tới nay.

Vũ hội cồng chiêng. (Ảnh: L.T.K)
Vũ hội cồng chiêng. (Ảnh: L.T.K)

Những bí mật trong luật lục

Sống giữa đại ngàn, những tập tục, quy định của làng về cồng chiêng luôn được đồng bào tuân thủ nghiêm ngặt. Không phải lúc nào cũng có thể đánh cồng chiêng và không phải trong nghi lễ nào cũng sử dụng cồng chiêng. Trong gia đình, chỉ có chủ nhà mới được quyền lấy cồng chiêng để sử dụng, người lạ không được phép sờ vào khi chưa có sự đồng ý của gia chủ.

Cồng chiêng của làng thì chỉ có già làng mới cho phép đánh trong các lễ hội, nếu làm thần linh nổi giận, gia đình và làng sẽ gặp tai họa như mất mùa, bệnh tật. Vào những ngày thường, không có lễ hội, tuyệt đối không đánh cồng chiêng, vì đánh cồng chiêng lúc này sẽ làm kinh động đến thần linh, trời đất.

Trong lễ hội mừng lúa mới, lễ lập làng, lễ kết nghĩa thì làng quy định cách đánh cồng chiêng cụ thể dựa vào con vật hiến tế cùng các bài chiêng tương ứng. Việc cất giữ cồng chiêng cũng phải tuân thủ theo luật tục. Khi treo cồng chiêng, bụng phải ngửa lên trên, núm tựa vào vách.

Già làng người Ca Dong - Hồ Văn Dinh cho biết: “Bởi vì chiêng có linh hồn biểu hiện qua âm thanh phát ra từ miệng chiêng (bụng chiêng và thành chiêng được coi là miệng chiêng). Nếu đặt úp chiêng thì họ cho rằng sẽ úp miệng chiêng lại, hồn chiêng không còn. Dùi đánh cũng được đặt trong bụng chiêng, như đứa con được ấp ủ trong bụng mẹ”.

Luật tục Cơ Tu cũng quy định, trong lễ hội nào có ăn heo 3 gang tay trở lên, trâu 12 gang tay, bò 5 gang tay thì mới sử dụng cồng chiêng có núm và trống cái, vì họ tin sẽ mời được các vị thần lớn nhất về dự lễ hội với dân làng.

Già làng Priu Pố ở Tây Giang nói rằng: “Người Cơ Tu có quy định sử dụng cồng chiêng khi săn bắt được thú rừng, nếu con vật bắt được là chồn, mang và những con thú nhỏ thì đồng bào không đánh cồng chiêng.

Tùy theo loại thú để có cách đánh chiêng khác nhau. Nếu là con thú không nguy hại như sơn dương, nai thì đánh chiêng chậm. Nếu con thú dữ như gấu, hổ thì chiêng sẽ được đánh nhanh.

Theo quan niệm của đồng bào, những con thú hung dữ nên phải đánh chiêng nhanh để nó nhanh chết và không làm hại con người. Khi bắt được con mang, tuyệt đối không đánh cồng chiêng, vì theo họ tiếng tác của nó báo hiệu sẽ mang đến điềm xấu, điềm dữ.

Giữ gìn hồn cốt dân tộc

Ở Quảng Nam, văn hóa cồng chiêng gắn với núi rừng như là tất yếu của tạo hóa. Chỉ có núi rừng mới sản sinh và nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa cồng chiêng, như già làng Bling Hạnh ở huyện Nam Giang đã nói: “Còn núi rừng còn cồng chiêng, mất núi rừng mất cồng chiêng. Cồng chiêng là linh hồn của văn hóa làng, nơi hội tụ cái tinh khiết của đất trời, cái rắn rỏi của đất núi và cái trong veo của mạch nguồn suối sông. Cồng chiêng là tiếng lòng của con người theo suốt từ thuở mới sinh ra cho đến khi nhắm mắt”.

Đồng cảm với những trăn trở của các già làng, những người làm văn hóa chúng tôi cảm thấy tiếc nuối khi bản sắc văn hóa của các dân tộc đang có nguy cơ mai một vì hiện nay còn khá ít không gian để văn hóa cồng chiêng tồn tại, đó chính là mối quan hệ giữa cộng đồng làng - con người - thiên nhiên đã trở thành đơn điệu, không còn gắn kết như xưa, lễ hội có khi chỉ là miễn cưỡng, không còn sức mê hoặc, thăng hoa bởi mất đi tính thiêng của không gian văn hóa.

Và sự thất truyền các bài nhạc chiêng cổ, việc vắng bóng các nghệ nhân, già làng - kho tàng “văn hóa sống” ở miền núi làm tăng thêm sự lo âu trước những mất mát di sản văn hóa truyền thống của các DTTS miền núi Quảng Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024

Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024

Chiều 19/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Họp báo cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí về sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thời sự - PV - 14:30, 21/11/2024
Trưa 21/11, tại Phủ Thủ tướng ở Thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân chủ trì Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 13:20, 21/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Phóng sự - Phạm Tiến- Đình Tuân - 13:01, 21/11/2024
Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Thời sự - PV - 12:25, 21/11/2024
Vào 11h ngày 21/11 (giờ địa phương), tức 10h (giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia) bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Kinh tế - Xuân Hải - 10:59, 21/11/2024
Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Kinh tế - Minh Thu - 10:51, 21/11/2024
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.