Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình MTQG

Hoàng Quý - 18:30, 15/11/2023

Ngày 15/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã có phiên họp để cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp

Tại phiên họp, thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành trình bày báo cáo về vấn đề xin ý kiến UBTV Quốc hội một số nội dung để chuẩn bị trình Quốc hội Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” (Chương trình MTQG).

Qua ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 30/10/2023 và kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 9458/BC-BKHĐT ngày 10/11/2023, Đoàn giám sát thấy rằng, để bảo đảm nguồn lực thực hiện các Chương trình, việc cho phép kéo dài vốn năm 2023 chưa giải ngân hết (bao gồm cả vốn năm 2022) sang năm 2024 là cần thiết. Đoàn giám sát đề nghị UBTV Quốc hội cho ý kiến đối với việc cho phép kéo dài nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG như sau:

“Cho phép kéo dài vốn năm 2022 của các Chương trình MTQG chưa giải ngân hết năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang thực hiện trong năm 2024”.

Phương án 1: Đồng ý. Trường hợp UBTV Quốc hội đồng ý cho phép vốn năm 2022 của các Chương trình MTQG chưa giải ngân hết năm 2023 sang thực hiện trong năm 2024, Đoàn giám sát kiến nghị UBTV Quốc hội cho phép bổ sung nội dung này vào dự thảo Nghị quyết giám sát để có cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khi thực hiện đồng thời Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết giám sát về các Chương trình MTQG.

Phương án 2: Không đồng ý.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Về chủ trương xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ sẽ phải thực hiện 2 quy trình báo cáo Quốc hội, gồm: Báo cáo xin chủ trương xây dựng Nghị quyết; Trình Quốc hội hồ sơ dự thảo Nghị quyết sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng.

Để bảo đảm kỳ họp gần nhất Quốc hội có thể xem xét thông qua được Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong bối cảnh chỉ còn 2 năm thực hiện các Chương trình, Đoàn giám sát đề nghị, UBTV Quốc hội cho phép thể hiện trong Dự thảo Nghị quyết giám sát nội dung: Thông qua chủ trương xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định cơ cấu nguồn vốn, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG theo trình tự, thủ tục rút gọn; đồng thời, giao Chính phủ xây dựng Hồ sơ theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cho phép kéo dài kế hoạch vốn năm 2002 của các Chương trình MTQG chưa giải ngân hết của năm 2023 kéo dài sang năm 2024; chủ trương xây dựng nghị quyết Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG trong thời gian tới…

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Thường trực Đoàn giám sát huy động lực lượng của Đoàn giám sát và các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan hữu quan giúp UBTV Quốc hội hoàn thiện Báo cáo tiếp thu, giải trình với cách thức thể hiện ngắn gọn, rõ ràng; đặc biệt Dự thảo Nghị quyết phải hết sức chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật lập pháp.

Về nội dung Dự thảo Nghị quyết giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua thảo luận cho thấy các đại biểu cơ bản đồng tình với việc ban hành Nghị quyết cơ chế đặc thù theo thể thức rút gọn. Tuy nhiên, cách thức thể hiện như thế nào cần tiếp tục bàn thảo cụ thể, đúng tinh thần quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bám sát kết luận của Trung ương về vấn đề thực hiện cơ chế khoán kinh phí, giao thẩm quyền cho cấp huyện trên cơ sở điều hành của cấp tỉnh. Các nội dung trong cơ chế đặc thù có cả vấn đề về điều chỉnh danh mục dự án đầu tư… “Đây là những nội dung cần được làm rõ thêm" - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ

Đối với các vấn đề về ngân sách như quyết toán ngân sách, kéo dài vốn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên cơ sở kết quả thảo luận tại phiên họp đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị báo cáo chính thức của Chính phủ về vấn đề này. Giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội thẩm tra về nội dung này. Tinh thần là tháo gỡ tối đa vướng mắc trong thực hiện các Chương trình MTQG nhưng không được để ra xung đột pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Kéo dài tuyến cao tốc Bắc-Nam thông tuyến tới tận mũi Cà Mau

Thủ tướng: Kéo dài tuyến cao tốc Bắc-Nam thông tuyến tới tận mũi Cà Mau

Nhắc lại câu thơ "Tổ quốc tôi như một con tàu/Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, mỗi người Việt Nam và mỗi người nước ngoài tới Việt Nam đều muốn đặt chân đến Cà Mau – vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc và yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Bắc vào Nam kéo dài tới tận mũi Cà Mau.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 9 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 9 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 9 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.