Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Nhìn từ Đồng bằng sông Cửu Long

PV - 10:38, 27/02/2019

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều giải pháp ứng phó với BĐKH cũng đã được nhiều bộ, ngành, địa phương riết ráo triển khai, nhưng hiệu quả vẫn là một dấu hỏi lớn.

“Thuận thiên”

Vài năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp. Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình của ĐBSCL sẽ tăng từ 2,5-3,7 độ C, nước biển dâng cao 0,8-1m. Hệ quả là, sẽ có khoảng 40% diện tích của ĐBSCL (khoảng gần 2 triệu ha) bị nước biển “nuốt gọn”.

Thủy sản là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững ĐBSCL. Thủy sản là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững ĐBSCL.

Để “cứu” khu vực này, ngày 17/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Tinh thần chỉ đạo chung của Nghị quyết xem nguồn nước mặn là tài nguyên và phát triển khu vực ĐBSCL trên nguyên tắc “thuận thiên”. Trong lĩnh vực sản xuất, Nghị quyết ưu tiên 3 trụ cột của ĐBSCL là thủy sản-cây trồng khác-lúa gạo.

Mặc dù nguồn nước mặn đã được xem là tài nguyên, việc phát triển bền vững ĐBSCL phải dựa trên nguyên tắc “thuận thiên” nhưng nhiều dự án ngăn mặn vẫn được thực hiện ở khu vực này, một số dự án khác cũng đã được phê duyệt chờ triển khai. Kỳ vọng “ngọt hóa” ĐBSCL đã không thành hiện thực, kéo theo một nguồn lực lớn bị lãng phí.

Có thể kể đến sự thất bại của Dự án “ngọt hóa” bán đảo Cà Mau được triển khai từ đầu những năm 1990. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Theo tính toán của ngành Nông nghiệp, với hàng trăm công trình cống đập, đê biển, đê sông ngăn mặn, giữ ngọt cùng gần 10.000km kênh thủy lợi nội đồng, Dự án sẽ giúp cho 70.000 ha đất của tỉnh Bạc Liêu, 50.000 ha của Cà Mau và 66.000 ha của Kiên Giang trở nên trù phú từ cây lúa.

Nhưng do chỉ độc canh cây lúa nên đời sống của nông dân bán đảo Cà Mau rất bấp bênh. Hơn nữa, hệ thống công trình của Dự án “ngọt hóa” đã đi chệch quy luật tự nhiên của các dòng sông ở ĐBSCL, mùa vụ liên tục thất bát. Vì thế, từ giữa năm 1998, nhiều nông dân ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang,… đã tự ý phá dỡ, đập bỏ các công trình ngăn mặn để nuôi tôm.

Đến năm 2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết 09/NQ-CP cho phép khu vực này chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Điều này cũng đồng nghĩa giấc mơ “ngọt hóa” ĐBSCL tan vỡ; 1.400 tỷ đồng bị cuốn trôi theo dòng nước.

Tại sao cứ phải ngọt hóa?

Sự phá sản của Dự án “ngọt hóa” ĐBSCL là bài học kinh nghiệm để hoạch định phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. Nghị quyết 120/NQ-CP là một sự tiếp thu có chọn lọc để đưa khu vực này thích ứng có hiệu quả với BĐKH. Nhưng lạ là, trong khi người nông dân hứng khởi trước tương lai phát triển những mô hình kinh tế phù hợp với BĐKH thì một số dự án cố gắng “ngọt hóa” ĐBSCL vẫn được phê duyệt để đầu tư xây dựng.

Kỳ vọng “ngọt hóa” ĐBSCL đang gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình và được Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé nằm trọn trong vùng bán đảo Cà Mau. Trong đó, mục tiêu của Dự án vẫn nặng về ứng phó với nước biển dâng, xâm nhập mặn; trong đó, đáng chú ý Dự án sẽ xây dựng hai cống Cái Lớn, Cái Bé nhằm kiểm soát mặn từ biển Tây. Chung quy lại, Dự án vẫn nhằm mục đích ngăn mặn.

Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu rằng Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé có đi ngược chủ trương của Nghị quyết 120/NQ-CP; không tuân theo nguyên tắc “thuận thiên” trong phát triển bền vững ĐBSCL? Bài học từ Dự án “ngọt hóa” bán đảo Cà Mau hàng chục năm trước vẫn còn nguyên giá trị, vậy vì sao vẫn cứ phê duyệt dự án này?

Những câu hỏi này thiết nghĩ cần được các nhà hoạch định chính sách của ngành Nông nghiệp sớm có câu trả lời. Còn trên thực tế, giấc mơ “ngọt hóa” ĐBSCL là hoàn toàn không phù hợp thực tiễn. Vốn dĩ, nước mặn là nguồn nguyên liệu cho người dân ĐBSCL sản xuất. Bao đời nay, con người cũng như các loại giống cây trồng, vật nuôi đã thích ứng với môi trường nước mặn, sau đó lại được “lau dọn” mỗi khi mùa lũ về. Vậy tại sao cứ phải triển khai một dự án đi ngược với quy luật của tự nhiên như vậy?

Thiết nghĩ, thay vì triển khai xây dựng dự án, các cấp chính quyền từ địa phương tới Trung ương cần tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống dẫn, phân luồng nước mặn giúp người dân phát triển nuôi trồng thủy sản cho tốt hơn. Cùng với đó là tập trung đẩy mạnh nghiên cứu các loại giống, cây con, phù hợp với điều kiện phát triển của khu vực ĐBSCL nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực này, giúp người dân làm giàu bền vững.

Do chỉ độc canh cây lúa nên đời sống của nông dân bán đảo Cà Mau rất bấp bênh. Hơn nữa, hệ thống công trình của Dự án “ngọt hóa” đã đi chệch quy luật tự nhiên của các dòng sông ở ĐBSCL, mùa vụ liên tục thất bát. Vì thế, từ giữa năm 1998, nhiều nông dân ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang,… đã tự ý phá dỡ, đập bỏ các công trình ngăn mặn để nuôi tôm. 

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 10 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.