Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Rộn ràng Lễ hội Lồng tông

NA - 13:23, 29/01/2023

Lễ hội Lồng tông của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang được tổ chức với mong ước cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà yên vui hạnh phúc; mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Nghi thức xuống đồng cày ruộng tại Lễ hội.
Nghi thức xuống đồng cày ruộng tại Lễ hội.

Ngày 29/1, trong không khí vui Xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ hội Lồng tông - Ngày hội xuống đồng. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.

Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.

Lễ hội Lồng tông của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang được tổ chức vào mồng 8/1 Âm lịch hằng năm với mong ước cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà yên vui hạnh phúc; mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội có 2 phần gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu bằng việc rước 9 mâm Tồng từ đền Bách Thần (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa) về trung tâm sân vận động của huyện Chiêm Hóa, với màn múa lân (múa "xuống đồng") của những trai thanh, nữ tú.

Tuyen Quang: Hang nghin nguoi dan, du khach no nuc du Le hoi Long Tong hinh anh 2Nghi lễ rước 9 mâm Tồng. (Ảnh: TTXVN)

Các mâm tồng là các sản vật của địa phương để dâng tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho nhân dân địa phương có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau đó, Thầy Cả (người cúng chính của buổi lễ) và các thầy giúp việc làm lễ đặt mâm Tồng, tạ ơn trời đất, cầu sự ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà. Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu...

Ông Vũ Văn Vìn, thầy cúng tại Lễ hội Lồng tông, cho biết ngày xưa, trong các nghi thức tổ chức lễ hội Lồng tông ở quy mô cấp châu (đơn vị hành chính ở miền núi tương đương với huyện) và tất cả các công đoạn từ việc cúng bái đến các nghi thức của lễ hội đều do Tri châu (người đứng đầu một châu) chỉ đạo, thực hiện. Ngày hôm nay là ngày mở đầu để xuống đồng trồng cấy, buôn bán, công thương, là khởi hành đầu tiên. Lễ tế trời xin được mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân giàu, nước mạnh. Lễ hội của Chiêm Hóa khác với các lễ hội các nơi là có lễ tế thần nông và lễ rước thần thánh về chứng kiến cho lễ hội.

Tuyen Quang: Hang nghin nguoi dan, du khach no nuc du Le hoi Long Tong hinh anh 3Nghi lễ tạ ơn trời đất tại Lễ hội Lồng tông. (Ảnh:TTXVN)

Sau phần lễ là đến phần hội với các trò chơi dân gian như: Tung còn, kéo co và các hoạt động văn hóa, thể thao; trưng bày không gian văn hóa các dân tộc, trưng bày quả còn khổng lồ; hội thi làm bánh giầy ngũ sắc… tạo không khí vui tươi nhân dịp Xuân mới giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tại Lễ hội Lồng tông, huyện Chiêm Hóa tổ chức các gian hàng để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, văn hóa, ẩm thực và du lịch. Huyện cũng xác định xây dựng Lễ hội Lồng Tông trở thành thương hiệu và là điểm đến của du khách gần xa gắn với phát triển du lịch văn hóa dân gian trên địa bàn.

Tuyen Quang: Hang nghin nguoi dan, du khach no nuc du Le hoi Long Tong hinh anh 4Các Đại biểu tham gia tung còn tại lễ hội. (Ảnh: TTXVN)

Đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang có hơn 215 nghìn người, chiếm 26,9% dân số. Lễ hội Lồng Tông là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, thể hiện tín ngưỡng phồn thực cổ xưa và kết hợp với thờ Thành hoàng làng, Địa thần, những người có công với đất nước, khai lập làng...

Lồng Tông cũng là lễ hội tiêu biểu của người Tày tỉnh Tuyên Quang và đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình, là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 40 phút trước
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 44 phút trước
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình, là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 54 phút trước
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 1 giờ trước
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những cô thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 1 giờ trước
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.
Chung tay bảo vệ môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường

Media - Quỳnh Trâm - CVT tại Thanh Hóa - 1 giờ trước
Thời gian qua, tại khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã xuất hiện tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây bức xúc cho người dân địa phương. Để hạn chế tình trạng này gây việc ô nhiễm môi trường biển, đoàn viên thanh niên tại các huyện vùng biển Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung tay làm sạch cảnh quan môi trường biển nơi đây.
Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè 2023

Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè 2023

Du lịch - Gia Hưng - 1 giờ trước
Mới đây, trang Expedia đã công bố danh sách 5 quốc gia được du khách tìm kiếm nhiều nhất cho mùa hè 2023, trong đó có Việt Nam.
Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS

Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Hôm nay (28/3), tại Hà Nội, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tập đoàn CJ Hàn Quốc tổ chức Lễ công bố dự án “Chúng tôi Có thể” giai đoạn 2: Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS Việt Nam.