Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trường Hữu nghị T78: Địa chỉ giáo dục tin cậy cho con em đồng bào các dân tộc

TS. Lê Phú Thắng, Hiệu trưởng trường Hữu nghị T78 - 17:34, 17/12/2020

Được thành lập cách đây 62 năm, Trường Hữu nghị T78 được biết đến là một ngôi trường của hợp tác và hữu nghị, với nhiệm vụ vừa dạy tiếng Việt cho lưu học sinh nước bạn Lào, vừa đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Trải qua 25 năm thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc, trường Hữu nghị T78 đã khẳng định được uy tín là cơ sở giáo dục tin cậy cho con em đồng bào các dân tộc.

TS. Lê Phú Thắng - Hiệu trưởng Trường Hữu Nghị T78 phát biểu lại buổi Tọa đàm Kỷ niệm 25 năm đón nhận nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc (1995-2020).
TS. Lê Phú Thắng - Hiệu trưởng Trường Hữu Nghị T78 phát biểu lại buổi Tọa đàm Kỷ niệm 25 năm đón nhận nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc (1995-2020).

Trường Hữu nghị T78 được thành lập từ năm 1958, tiền thân là Khu học xá miền núi Trung ương, là cơ sở giúp nước bạn Lào đào tạo cán bộ trong thời kì chiến tranh. Trường đã trải qua 4 lần đổi tên, 9 lần thay đổi địa điểm qua 7 huyện, 6 tỉnh, thành phố khác nhau. Năm 1980 chuyển về thường trú tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

Ngày 31/7/1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 2563/QĐ-GDĐT, giao cho trường Bổ túc văn hóa Hữu nghị nhiệm vụ giảng dạy chương trình bổ túc văn hóa cho học sinh DTTS Việt Nam, theo mô hình trường dân tộc nội trú (DTNT). 85 học sinh đầu tiên chính thức nhập trường ngày 20/10/1995. Năm học 1995 - 1996 là khóa đầu tiên của học sinh DTTS Việt Nam học tại trường… mở ra khởi đầu mới ổn định và bền vững hơn trong những năm về sau. Từ đây nhà trường chính thức thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc.

Những năm đầu tiếp nhận học sinh các dân tộc theo mô hình đào tạo Bổ túc văn hóa trình độ cấp 2-3, số lượng học sinh còn ít, độ tuổi của học sinh rất đa dạng, phần lớn là học sinh lớn tuổi đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Những khác biệt về tính cách, văn hóa, độ tuổi, khả năng của học sinh là thách thức không nhỏ đối với cán bộ giáo viên nhà trường. Hơn thế nữa, do số lượng học sinh còn ít, nguồn chi ngân sách phân phối dựa theo quy mô học sinh nên chưa cải thiện được cơ sở vật chất cho dạy học và chưa bảo đảm được đời sống cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

Ngoài giờ lên lớp, nhiều giáo viên phải tăng gia, làm thêm các công việc khác để trang trải cuộc sống. Khó khăn là vậy, nhưng tập thể giáo viên và học sinh nhà trường vẫn không ngừng cố gắng. Ngoài việc, đảm bảo bổ túc những kiến thức cần thiết cho học sinh, các thầy cô chủ nhiệm còn quan tâm sát sao mọi mặt tới đời sống của học sinh nội trú, từ việc ăn, ở, sinh hoạt...Từ sự tận tụy của thầy cô đã mang đến tình cảm ấm áp, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng các thế hệ học sinh. Khi nói về mái trường này, những cựu học sinh đều thể hiện sự trân trọng những năm tháng đã từng học tập nơi đây.

Sau hơn 10 năm thực hiện mô hình bổ túc văn hóa cho học sinh, nhận thấy yêu cầu của giáo dục đã có nhiều thay đổi. Theo thời gian, mô hình đào tạo cũ dần trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, tập thể lãnh đạo nhà trường quyết định chuyển nhiệm vụ đào tạo hệ từ Bổ túc văn hóa sang giảng dạy THPT.

Học sinh Trường Hữu Nghị T78 biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 25 năm đón nhận nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc (1995-2020).
Học sinh Trường Hữu Nghị T78 biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 25 năm đón nhận nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc (1995-2020).

Sau 3 năm, thực hiện thí điểm dạy học Bổ túc văn hóa 11 môn sát với chương trình THPT, đến tháng 8/2008, Trường chính thức được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đưa vào hệ thống các trường trung học phổ thông diện “Hiệp quản”. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao cho Phòng Phổ thông thực hiện quản lý, hướng dẫn về chuyên môn thay vì Phòng Giáo dục Thường xuyên trước đây. Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Trường ở những năm tiếp theo. Từ đó đến nay, trường chính thức tuyển sinh, đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông.

Ngay sau khi chuyển hóa về chức năng nhiệm vụ, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào hệ thống các trường Phổ thông DTNT và giao chỉ tiêu tuyển sinh bằng các văn bản giao nhiệm vụ hàng năm. Từ đó, trường tiếp tục mở rộng phạm vi tuyển sinh, ngoài khu vực miền núi phía Bắc còn mở rộng xuống Bắc Trung Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên, số lượng học sinh dần tăng lên và đối tượng mở rộng ra, từ năm 2008-2010, mỗi năm có khoảng 500-600 học sinh DTNT theo học, thuộc 20-27 dân tộc khác nhau đến từ 22 tỉnh, trong đó có học sinh đến từ những dân tộc DTTS rất ít người.

Với phương châm: “Lấy chất lượng để duy trì số lượng”, nhà trường tập trung vào việc phát triển đội ngũ giáo viên, thường xuyên cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tăng cường áp dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Nhà trường có kế hoạch rà soát phân loại học sinh, thực hiện mũi nhọn bồi dưỡng học sinh giỏi; đồng thời tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém, đặc biệt đối với các môn học được coi như khó khăn truyền thống của học sinh như môn tiếng Anh và các môn khoa học tự nhiên.

 Từ sự thay đổi này, kết quả dạy học có nhiều tiến bộ, giảm nhanh tỷ lệ học sinh yếu kém, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt trên 99%, một số năm đạt 100%, tăng tỷ lệ đỗ đại học, đều đặn hàng năm đều có học sinh giỏi cấp thành phố. Giáo viên tích cực tham gia và đạt giải trong các kỳ thao giảng xuân, thi giáo viên giỏi cấp trường - cấp cụm, thi thiết kế đồ dùng dạy học,...

Ngày 14/5/2010, sau sự kiện Kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống của Trường, cùng sự thay đổi về chương trình giảng dạy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1922/QĐ-GDĐT đổi tên Trường Bổ túc văn hóa Hữu nghị thành Trường Hữu nghị T78 để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mở hướng đi mới cho trường.

Từ đây, Trường có nhiều thay đổi cả về chất và lượng, từ quy mô gần 800 học sinh năm 2010, đến nay đều đặn nhiều năm có quy mô trên 1.000 học sinh, mỗi năm tuyển mới từ 350 - 400 học sinh. Trường mở rộng hình thức tuyển sinh, kết hợp nhiều kênh tuyển sinh theo các sở giáo dục, các phòng giáo dục, các huyện và các trường THCS DTNT ở các tỉnh, nhờ đó mà tiêu chuẩn đầu vào được nâng lên rõ rệt.

Cùng với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng học sinh, chất lượng đào tạo cũng được nâng lên đáng kể. Kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ nét, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh xuất sắc tăng hơn so với giai đoạn trước, tỷ lệ đỗ đại học - cao đẳng mỗi năm đều tăng lên. Nhiều học sinh đỗ đại học với số điểm cao trên 27 điểm/3 môn, một số em đạt thủ khoa của các trường đại học. 

Thầy và trò Trường Hữu nghị T78
Thầy và trò Trường Hữu nghị T78

Năm 2020, sau quá trình đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường tuyển sinh đối tượng mới, là con em người Kinh trên địa bàn Hà Nội, với số lượng ban đầu là 70 học sinh thuộc diện tự túc kinh phí. Đây có thể coi là cánh cửa mở thêm một hướng đi khác nhằm đảm bảo duy trì bền vững nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 06:15, 27/04/2024
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.