Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy nguồn lực trong đồng bào các DTTS

Phương Hạ - 09:20, 05/12/2024

Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần IV - năm 2024 sẽ diễn ra ngày 06/12. Trước thềm Đại hội, cùng nhìn lại những thành tựu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III – năm 2019 để thấy được, việc TP. Hồ Chí Minh đặt ra nhiều chỉ tiêu cao để phát triển mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS là hoàn toàn có cơ sở.

Từ sự quan tâm của Thành phố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu về tham dự Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV năm 2024, diễn ra sáng 5/11, dâng hoa và chụp ảnh lưu niệm tại công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Từ sự quan tâm của Thành phố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu về tham dự Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV năm 2024, diễn ra sáng 5/11, dâng hoa và chụp ảnh lưu niệm tại công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Thành tựu vượt bậc từ chính sách đặc thù

TP. Hồ Chí Minh hiện có 468.128 nhân khẩu thuộc 53 thành phần DTTS, chiếm 5,2% dân số của Thành phố. Trong đó có 03 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng là dân tộc Hoa với 382.826 người (chiếm 81,8% trong tổng số DTTS); dân tộc Khmer có 50.422 người (chiếm 10,8%) và dân tộc Chăm có 10.509 người (chiếm 2,2%); còn lại là các DTTS khác, với 24.371 người (chiếm 5,2%).

Những năm qua, cùng với thành tựu chung của Thành phố, đời sống kinh tế của đồng bào các DTTS trên địa bàn đã được nâng cao; tỷ lệ nghèo trong đồng bào DTTS giảm nhanh và bền vững. Đầu năm 2021, theo chuẩn nghèo quốc gia, toàn Thành phố còn 2.622 hộ nghèo người DTTS, với 11.105 nhân khẩu và 1.597 hộ cận nghèo người DTTS, với 6.357 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 7,89% trên tổng số hộ cận nghèo Thành phố.

Đến cuối năm 2022, Thành phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia. Còn theo chuẩn nghèo của Thành phố, tính đến ngày 31/12/2023, toàn Thành phố còn 432 hộ nghèo người DTTS, với 1.743 nhân khẩu và 1.082 hộ cận nghèo người DTTS, với 4.587 nhân khẩu.

Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS Thành phố lần thứ IV, ngày 22/11/2024, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Triển lãm hình ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1.

Cùng với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống thì việc học tập, nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào DTTS của Thành phố được quan tâm, bản sắc văn hóa của các DTTS tiếp tục được giữ gìn, phát huy. Đồng bào các DTTS trên địa bàn Thành phố ổn định, an tâm lao động và sinh hoạt, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của Thành phố.

Những thành tựu đó xuất phát từ các chính sách đặc thù của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. TP. Hồ Chí Minh có đầy đủ 53 thành phần DTTS của cả nước cư trú. 

Tuy nhiên, ngoài 03 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng là dân tộc Hoa, dân tộc Khmer và dân tộc Chăm, thì đồng bào các DTTS khác đa phần là người tạm cư, làm việc theo thời vụ, thường xuyên thay đổi nơi lưu trú.

Chính vì vậy, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Thành phố có tính đặc thù hơn so với với địa phương khác thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước. Những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã vận dụng những chính sách của Trung ương và căn cứ tình hình thực tế của đồng bào DTTS trên địa bàn để đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đặc thù, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhằm ổn định và phát triển toàn diện cho đồng bào DTTS.

Các chính sách dân tộc đặc thù trên địa bàn Thành phố tập trung vào các lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội; hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề; gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào người dân tộc. Các chính sách đặc thù đã tạo điều kiện và khuyến khích người dân chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, trình độ văn hóa và phù hợp về tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc mình, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Có thể kể đến như, chính sách miễn học phí đối với học sinh người dân tộc Khmer, dân tộc Chăm từ mẫu giáo đến trung học phổ thông (kể cả giáo dục thường xuyên) tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2023 - 2024; chính sách hỗ trợ giáo dục đối với trẻ mầm non, học sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh là người DTTS tại Thành phố kể từ năm học 2022 - 2023; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người DTTS là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Các đại biểu tham dự phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra sáng 5/11.
Các đại biểu tham dự phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra sáng 5/11.

Từ năm 2019 đến nay, có 10.081 lượt học sinh được tiếp cận chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh DTTS; có 278 lượt sinh viên tiếp cận chính sách hỗ trợ chi phí học tập; 20 trường hợp được tiếp cận chính sách hỗ trợ học viên cao học và nghiên cứu sinh là người DTTS;... Các chính sách dân tộc đặc thù hỗ trợ giáo dục đưa đến kết quả tỷ lệ huy động trẻ em người DTTS đến trường theo độ tuổi cấp Mầm non đạt 100%; cấp Tiểu học đạt 100%; cấp THCS đạt trên 98%; cấp THPT đạt 99%.

Nhiều sinh viên DTTS sau khi tốt nghiệp Đại học đã tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ; nhiều gia đình đồng bào dân tộc tạo điều kiện cho con em du học, qua đó đã góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS trên địa bàn Thành phố.

Quan tâm phát triển toàn diện

Cách đây 05 năm, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ III – năm 2019 có chủ đề: “Đồng bào các dân tộc TP. Hồ Chí Minh bình đẳng, đoàn kết, phát huy nội lực cùng nhau xây dựng thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Chủ đề này đã được Thành phố quán triệt sâu sắc, được triển khai bằng những giải pháp sáng tạo sau 05 năm thực hiện.

Triển lãm hình ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 trưng bày 83 hình ảnh được sưu tầm và giới thiệu theo 3 chủ đề. (Trong ảnh: Đại biểu tham quan những hình ảnh quý được trưng bày tại Triển lãm).
Triển lãm hình ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 trưng bày 83 hình ảnh được sưu tầm và giới thiệu theo 3 chủ đề. (Trong ảnh: Đại biểu tham quan những hình ảnh quý được trưng bày tại Triển lãm).

Theo ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh, trong 05 năm qua, triển khai Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Thành phố đã thực hiện sáng tạo, hiệu quả các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như không ngừng nâng cao đời sống, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc tại Thành phố trong thời kỳ hội nhập.

TP. Hồ Chí Minh luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong đồng bào DTTS an tâm mở rộng sản xuất, kinh doanh. Toàn Thành phố hiện có 29.109 người DTTS là chủ doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; trong đó chủ doanh nghiệp dân tộc Hoa có 24.709 người, dân tộc Khmer có 1.148 người, dân tộc Chăm có 534 người, các dân tộc khác là 2.718 người.

UBND Thành phố đã chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành tổ chức thực hiện toàn diện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và chính sách dân tộc đặc thù của Thành phố để chăm lo phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS. Trong 5 năm qua, Thành phố đã thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trên các lĩnh vực an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đặc biệt, Thành phố đã tổ chức các hoạt động, chăm lo nhân dịp Tết Nguyên đán; lễ, tết của đồng bào dân tộc hàng năm như: Lễ hội Nguyên tiêu của đồng bào Hoa; Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Đônta của đồng bào Khmer; tháng Ramadan, Đại lễ Raya Idil Ahha, lễ Kate của đồng bào Chăm; thăm và tặng quà các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, gia đình căn cứ Ban Hoa vận và các hộ nghèo, hộ cận nghèo của đồng bào DTTS trên địa bàn Thành phố.

Từ năm 2019 đến nay, Ban Dân tộc Thành phố đã tổ chức thực hiện chăm lo chế độ, chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn. Thành phố hiện có 1.185 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đây là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng các DTTS, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Ngoài ra, UBND các quận, huyện đã chủ động tổ chức thăm, tặng quà hàng năm trên 17.336 lượt đồng bào dân tộc thuộc các diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người gia neo đơn, công nhân, sinh viên khó khăn với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng/năm.

Đặt nhiều chỉ tiêu cao

Theo Trưởng Ban Dân tộc TP, Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024 diễn ra trong bối cảnh Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố đang ra sức thi đua, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn từ dịch bệnh COVID-19 và các thách thức khác để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025).

Đại hội cũng là sự kiện chính trị xã hội quan trọng, tạo không khí thi đua trong đồng bào DTTS của Thành phố để chào mừng các sự kiện, lễ trọng đại của đất nước, tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh luôn quan tâm hỗ trợ về tinh thần, vật chất để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng. (Trong ảnh: Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh bàn giao nhà tình thương cho đồng bào DTTS ở quận 11)
TP. Hồ Chí Minh luôn quan tâm hỗ trợ về tinh thần, vật chất để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng. (Trong ảnh: Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh bàn giao nhà tình thương cho đồng bào DTTS ở quận 11)

Bởi vậy, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024 thống nhất với chủ đề: “Đồng bào các dân tộc Thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Còn chủ đề của Đại hội lần III – năm 2019 là: “Đồng bào các dân tộc Thành phố bình đẳng, đoàn kết, phát huy nội lực cùng nhau xây dựng Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Điểm mới trong chủ đề của Đại hội lần thứ IV – năm 2024 cũng xuất phát từ mục tiêu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn những năm tới. Ngoài mục tiêu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS theo tiêu chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo trong đồng bào DTTS theo chuẩn nghèo Thành phố thì TP. Hồ Chí Minh cũng đặt ra nhiều chỉ tiêu cao để phát triển mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS.

Có thể kể đến các chỉ tiêu: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái DTTS hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và trên 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; tuổi thọ trung bình người DTTS đạt 77 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 tuổi; trên 95% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và được bồi dưỡng, đào tạo lĩnh vực, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị trở lên;...

Theo Trưởng Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh, Ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, để đạt những chỉ tiêu, mục tiêu này, thời gian tới, Thành phố tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, hiểu quả quản lý Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc. Đẩy mạnh luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức trẻ, người DTTS về công tác tại cơ sở, đặc biệt là tại các địa bàn có đông người DTTS, các khu vực còn khó khăn, khu vực nông thôn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tạo cơ sở tuyên truyền, vận động, gắn kết quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và cộng đồng DTTS ở cơ sở.

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc, tạo sân chơi tìm hiểu văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc cho đội viên, học sinh Thành phố.
Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc, tạo sân chơi tìm hiểu văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc cho đội viên, học sinh TP

Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách đặc thù trong đồng bào DTTS để nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào, giúp đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững nâng cao mức sống của đồng bào DTTS; ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào DTTS; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế, dân số có chất lượng, giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS;...

Với riêng lĩnh vực kinh tế, cùng với triển khai lồng ghép chính sách dân tộc trong quá trình triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố thì TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng, tiềm năng kinh tế của đồng bào các dân tộc phát triển các ngành nghề, các thành phần kinh tế đúng pháp luật, khuyến khích đồng bào các DTTS kêu gọi thân nhân ở nước ngoài đầu tư vào Thành phố; động viên các doanh nhân, doanh nghiệp người DTTS tích cực tham gia phát triển các ngành nghề, lĩnh vực liên quan cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội để phát huy mọi nguồn lực trong đồng bào các DTTS. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”

“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc, tổ chức sáng ngày 18/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên do Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG tổ chức.
Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín - Tào Đạt - Như Tâm - 19:04, 18/12/2024
Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Pháp luật - Hoàng Thùy - 18:54, 18/12/2024
Mặc dù, những năm qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nguy hại của việc tự chế pháo, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến pháo nổ. Tuy nhiên, dịp cận Tết Nguyên đán tình trạng học sinh tự chế pháo lại gia tăng. Chưa đầy 1 tuần, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 vụ việc với hàng chục học sinh có hành vi tự chế pháo và đã có một số học sinh bị thương phải đi cấp cứu.
Kiên Giang: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Kiên Giang: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Tin tức - P.Vũ - M.Triết - 18:49, 18/12/2024
Chiều 18/12, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Dự họp mặt có: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Cùng tham dự còn có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Quân khu 9, các tướng lĩnh Lực lượng vũ trang.
Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 18:45, 18/12/2024
Bộ tem bưu chính "Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân" gồm 4 mẫu, vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức phát hành theo nghi thức đặc biệt.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 18:44, 18/12/2024
Những năm gần đây, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, hình thành nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông

Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông. Chong đèn, tỉa nụ, chăm hoa Tết. Về miền non nước Quân Chu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Giáo dục - Vũ Mừng - 18:38, 18/12/2024
Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...
Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại thuốc lá

Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại thuốc lá

Tin tức - PV - 18:25, 18/12/2024
Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Quốc hội cho biết, Việt Nam nằm trong Top các quốc gia có giá thuốc lá rẻ nhất, thuế thấp nhất, tỷ lệ người hút thuốc cao, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, chi phí y tế. Do đó, đại biểu cho rằng việc đánh thuế với thuốc lá là công cụ chính sách hiệu quả để hạn chế tiêu dùng cũng như giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe của người dân cũng như kinh tế - xã hội.
Tập thể dục vào mùa Đông, những lưu ý để phòng đột quỵ

Tập thể dục vào mùa Đông, những lưu ý để phòng đột quỵ

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:56, 18/12/2024
Theo một số chuyên gia trong ngành Y tế, trong điều kiện thời tiết lạnh giá, việc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách cũng có thể gây ra đột quỵ ở tất cả các nhóm tuổi. Tỉ lệ đột quỵ tăng từ 20-30% vào mùa lạnh.
Những gương sáng ở Sơn Dương

Những gương sáng ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 17:53, 18/12/2024
Cùng với nỗ lực tự thân và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhiều nông dân ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã xây dựng những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở địa phương miền núi này.
Gia Lai: 7 chiếc xe của học sinh bị thiêu rụi tại bãi để xe trường học

Gia Lai: 7 chiếc xe của học sinh bị thiêu rụi tại bãi để xe trường học

Tin tức - Ngọc Thu - 17:40, 18/12/2024
Ngày 18/12, tại khu vực để xe của Trường THPT Quang Trung (thị xã An Khê, Gia Lai) bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn kèm theo lửa bốc cháy, khiến 3 chiếc xe máy điện và 4 chiếc xe máy của học sinh bị thiêu rụi.