Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng Sông cửu Long

Minh Triết - 20:03, 25/09/2023

TP. Cần Thơ đang đứng trước kỳ vọng trở thành vùng đất "đá hóa vàng" nhờ những chính sách và cơ chế theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội. Với những nỗ lực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, triển vọng TP. Cần Thơ sẽ sớm trở thành Trung tâm vùng, văn minh, hiện đại, là đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

TP. Cần Thơ có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng
TP. Cần Thơ có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng

Nghị quyết 45 và giấc mơ biến vùng đất "đá hóa vàng”

Được biết đến như một thành phố trẻ và sôi động, Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu trở thành một vùng đất "đá hóa vàng" thông qua việc áp dụng chính sách và cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội.

TP. Cần Thơ nằm tại vùng trung - hạ lưu của sông Cửu Long, kéo dài trên 65km dọc theo bờ Tây sông Hậu. Đây là một vị trí chiến lược kinh tế và quân sự, đồng thời cũng là nơi có lịch sử phát triển trải qua hơn 130 năm. Sự kết hợp giữa địa hình bồi tụ và điều kiện thiên nhiên thuận lợi đã tạo nên một vị trí độc đáo cho Cần Thơ, đó là vị trí đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng của Đồng bằng Tây Nam bộ.

Về hạ tầng kinh tế và kỹ thuật, Cần Thơ đã xây dựng một hệ thống cảng hiện đại. Cảng Cần Thơ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 10.000 tấn, trong khi cảng biển Cái Cui có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 20.000DWT. Đặc biệt, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông và du lịch.

Ngoài ra, Cần Thơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các trục kinh tế - đô thị ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành phố này nằm ở giao điểm của hai trục quan trọng: trục TP.Hồ Chí Minh - TP.Cần Thơ và trục sông Hậu (An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng). Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là đất và nước, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và cả việc kết nối giao thương và hợp tác quốc tế.

Song song, Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị, đã định hình mục tiêu phát triển cho Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Thành phố đang hướng tới việc trở thành một trung tâm đa ngành phát triển. Cần Thơ được kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị sinh thái, văn minh và hiện đại, phát triển các lĩnh vực như dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa và thể thao.

Để đạt được mục tiêu kỳ vọng này, Nghị quyết 45/2022/QH15 đã đề ra 6 cơ chế đặc thù dành cho phát triển của Cần Thơ. Các cơ chế này bao gồm: quản lý tài chính - ngân sách, quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch, thu nhập của cán bộ và công chức, các dự án nạo vét cùng với cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường, phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thường niên TP. Cần Thơ năm 2003 vào trung tuần tháng 9 vừa qua
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường, phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thường niên TP. Cần Thơ năm 2023 vào trung tuần tháng 9 vừa qua

Hướng tới sự thịnh vượng

Theo Nghị quyết 45/2022/QH15, TP. Cần Thơ đã bắt đầu triển khai 6 cơ chế đặc thù để thúc đẩy phát triển. Trong đó, quản lý tài chính - ngân sách được điều chỉnh để phù hợp với năng lực của thành phố, cùng với việc cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Quản lý đất đai cũng được tập trung, giúp tối ưu hóa sử dụng đất và tạo đất ăn cho các dự án phát triển.

Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, cũng là một cơ chế quan trọng, giúp tạo ra các khu vực phát triển mới và tối ưu hóa các tài nguyên có sẵn. Đồng thời, cơ chế quản lý thu nhập của cán bộ và công chức được định hình để đảm bảo tạo động lực cho họ đóng góp vào sự phát triển của thành phố.

Các dự án nạo vét cùng với việc thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ đang được áp dụng các hình thức ưu đãi, tạo định hướng cho phát triển hạ tầng và giao thông biển. Hơn nữa, cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư cũng được áp dụng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Nhiều công trình phục vụ giao thông được triển khai xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ ( ảnh CTV)
Nhiều công trình phục vụ giao thông được triển khai xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ ( ảnh CTV)

TP. Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND để triển khai Nghị quyết 45/2022/QH15. Việc triển khai chính sách và cơ chế đặc thù phải dựa trên cơ sở lý thuyết, thực tế và pháp lý, nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ cả phần Nhà nước và xã hội.

 Đặc biệt, sự huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân, đóng vai trò quan trọng, đóng góp vào việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cùng với các ngành, lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chia sẻ, việc triển khai thực hiện Kế hoạch được xác định, phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước, khả năng huy động đa dạng các nguồn lực xã hội, từng bước giải quyết các thách thức, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới; Ðảm bảo sự phù hợp, thực sự cần thiết đối với yêu cầu phát triển của thành phố, đảm bảo các chính sách đầu tư được xây dựng theo định hướng đẩy mạnh hình thức xã hội hóa đầu tư để phát triển một số lĩnh vực trọng điểm của thành phố. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải đảm bảo tính thống nhất, đáp ứng các quy định về thời gian, trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành.

TP. Cần Thơ có vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL, là đầu mối về giao thông vận tải, có vị trí quan trọng về chiến lược về quốc phòng - an ninh, đồng thời thuận lợi phát triển nông nghiệp, dịch vụ du lịch, kết nối giao thông... Với truyền thống cách mạnh yêu nước, có nền văn hoá đặc sắc sẽ được khơi dậy, phát huy, tạo tâm thế mới, quyết tâm mới qua việc cụ thể hoá Nghị quyết 45/2022/ QH15 sẽ đưa Cần Thơ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 4 giờ trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Tin trong ngày - 29/11/2023

Tin trong ngày - 29/11/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS. Trao cơ hội để cộng đồng DTTS "tiến về phía trước". Người tiên phong hiến đất làm đường ở Đồng Xê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 5 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương