Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủy điện Hồi Xuân... bao giờ mới đến “mùa Xuân”?

Quỳnh Trâm - 16:38, 29/03/2023

Thủy điện Hồi Xuân - công trình trọng điểm quốc gia đã triển khai từ 16 năm trước, đến nay vẫn chưa về đích vì liên tục chậm tiến độ, gây muôn vàn khó khăn cho người dân và chính quyền huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Dự án Thủy điện Hồi Xuân sau 16 năm vẫn chưa hoàn thiện.
Dự án Thủy điện Hồi Xuân sau 16 năm vẫn chưa hoàn thiện

Liên tục chậm tiến độ

Thủy điện Hồi Xuân là công trình thủy điện lớn thuộc quy hoạch điện lực quốc gia. Dự án được triển khai đầu tư từ năm 2007, do Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) làm chủ đầu tư. Song, dự án phải ngừng thi công do thiếu vốn.

Tháng 6/2014, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại - Sản xuất - Xây dựng Đông Mê Kông (Công ty Đông Mê Kông) mua lại cổ phần và trở thành cổ đông chính của Công ty Cổ phần Xây dựng điện (VNCO) Hồi Xuân nắm giữ 91% cổ phần chi phối.

Để có vốn tiếp tục thực hiện Dự án, chủ đầu tư đã được Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay thương mại 125 triệu USD từ ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ). Nhờ đó, Dự án được thi công trở lại năm 2017. Tuy nhiên, Dự án đã dừng thi công từ đầu năm 2019 đến nay do thiếu vốn.

Việc Dự án liên tục chậm tiến độ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương và gây lãng phí nguồn tài nguyên.

Theo báo cáo của VNCO Hồi Xuân, Dự án đã thực hiện được khoảng 93% khối lượng công trình với giá trị thực hiện ước đạt hơn 4,2 nghìn tỷ đồng. Hiện còn thiếu 280 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục và đi vào vận hành nhà máy.

Đến nay, Dự án còn một số hạng mục chưa được thi công, như đường chống ngập ở các bản Phé, Mý, Bá, xã Phú Xuân; bản Chiềng, xã Phú Sơn, cầu treo Phú Xuân và cầu treo Chiềng. Ngoài ra, 5 công trình trường học, trạm y tế phải hoàn trả vẫn chưa có tiền chi trả cho UBND huyện Quan Hóa để thi công.

Trước đó, năm 2010, chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với giá bán điện trung bình năm là 657 đồng/kWh. Do Dự án thi công kéo dài, điều chỉnh thiết kế và điều kiện thủy văn khiến sản lượng điện giảm xuống, cùng với yếu tố trượt giá nên tổng mức đầu tư Dự án tăng lên (khoảng 1.169 tỷ đồng).

Ngoài khoản vay 125 triệu USD từ ngân hàng của Mỹ, để Dự án hoàn thiện, doanh nghiệp phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng. Song để vay được, điều kiện là phải có phương án giá điện chính thức được ký với EVN để chứng minh tính hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của Dự án. Tuy nhiên, với giá điện đã ký năm 2010 thì Dự án không bảo đảm khả năng thu hồi vốn.

Do vậy, nếu việc thỏa thuận giá điện với EVN hoàn tất và vay được vốn để tiếp tục thực hiện Dự án, dự kiến Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân mới có thể hoàn thiện và đi vào vận hành.

Bà con phải đi đò qua sông vì không có cầu do ảnh hưởng bởi dự án.
Bà con phải đi đò qua sông vì không có cầu do ảnh hưởng bởi Dự án

Người dân chịu khổ

Việc Dự án Thủy điện Hồi Xuân chậm tiến độ nhiều năm kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương. Bà Phạm Thị Tuyết - Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa cho biết: “Nếu Thủy điện Hồi Xuân hoàn thành đi vào hoạt động, sẽ giải quyết được nhiều khó khăn cho người dân, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho địa phương”.

Hiện, một số hạng mục Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân cam kết thực hiện vẫn chưa làm được tại khu tái định cư Sa Lắng gồm: Taluy âm, taluy dương, đường xuống bến đò, nhà văn hóa. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện xây dựng bản nông thôn mới của Sa Lắng

"Trong trường hợp Dự án không thể triển khai, thì mong muốn tỉnh sử dụng ngân sách hỗ trợ xây dựng các công trình dân sinh cho bà con trước. Khi Dự án triển khai trở lại, thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại cho Nhà nước sau”.

Ông Nguyễn Đức Dũng Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa

Vấn đề nghiêm trọng nhất chính là cây cầu treo bắc qua sông Mã, một trong những công trình mà thủy điện cam kết hoàn trả vẫn chưa thành hiện thực. Năm 2018, một trận lũ dữ đã cuốn phăng cây cầu, khiến người dân các bản Phé, Mí, Bá ở bên kia sông không còn đường đi lại. Họ buộc phải đi đò qua sông Mã vô cùng nguy hiểm, nhất là mùa mưa lũ. Trong đó, có hàng trăm học sinh phải đi vào trung tâm xã để học mỗi ngày.

Không có cầu, việc giao thương của người dân vô cùng khó khăn. Thương lái mua giá luồng rẻ hơn một nửa so với bên kia sông. Trong khi đó, hàng hóa đưa vào bản thì lại đắt gấp đôi. Mỗi lần qua đò, mất 10.000 đồng/người, không có tiền thì không đi sang sông được. Mà mỗi lần qua sông lại nơm nớp sợ, nhất là mùa mưa lũ...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Dũng - Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, trước tình trạng chậm tiến độ của Dự án, huyện đã nhiều lần có báo cáo lên tỉnh đề xuất có phương án tháo gỡ tháo khăn.

“Trong trường hợp Dự án không thể triển khai, thì cũng mong muốn tỉnh sử dụng ngân sách hỗ trợ xây dựng các công trình dân sinh cho bà con trước. Khi Dự án triển khai trở lại, thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại cho Nhà nước sau”, ông Nguyễn Đức Dũng nêu quan điểm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 10 phút trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 12 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.