Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật Đất đai

PV - 16:10, 09/06/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại, nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai. Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án luật rất quan trọng này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn - Ảnh: VGP

Sáng 9/6, phát biểu thảo luận tại tổ Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn.

Rà soát lại phân cấp, phân quyền

Nhấn mạnh bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa luật, Thủ tướng đồng thời cho rằng không thể đòi hỏi một lần sửa đổi giải quyết được hết vướng mắc, bao phủ được hết góc cạnh của cuộc sống, nhưng phải cố gắng giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai, vì đây là nguồn lực quan trọng của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, dự án luật vừa phải giải quyết vấn đề có tính thực tiễn, vừa phải có tầm nhìn mang tính dự báo, từ đó sửa đổi mang tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược hơn để khi luật ra đời đáp ứng được mong mỏi của nhân dân.

Khẳng định với hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân và rất nhiều việc cần giải quyết, Thủ tướng mong Luật khi được Quốc hội ban hành góp phần quan trọng trong giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Bày tỏ tán thành với ý kiến của đại biểu Quốc hội rằng cần rà soát lại các quy định liên quan phân cấp, phân quyền, bởi thực tế đang rất vướng, Thủ tướng cho rằng có việc hiện qua quy trình nhiều bước nên mất rất nhiêu thời gian, làm lãng phí nguồn lực và cơ hội.

"Phân cấp, phân quyền phải được quy định trong luật thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới làm được. Việc này phải đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao khả năng thực thi của đơn vị được phân cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát. Nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát có khi lại đi chệch hướng, không đi đúng mục tiêu", Thủ tướng nói.

Nêu quan điểm phải mạnh dạn phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn chứng một số tỉnh, thành phố khi được xem xét cơ chế, chính sách đặc thù đều đề xuất việc phân cấp, chứng tỏ đây là vướng mắc từ thực tiễn, chứ không còn là cơ chế ưu đãi.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ phân cấp, phân quyền, "tất nhiên đến mức độ nào phù hợp với trình độ quản lý ở mỗi cấp. Ta phải tin tưởng chứ, vì có Đảng lãnh đạo, có cơ quan Nhà nước, có các đoàn thể… làm công tác kiểm tra, giám sát. Rà soát phân cấp, phân quyền xem dự thảo luật thiết kế được chưa", Thủ tướng nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có nhiều vấn đề cần tháo gỡ để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm đi lại và những chi phí không cần thiết cho người dân.

Việc kéo dài làm mất chi phí, mất thời gian và mất luôn cơ hội của người dân, doanh nghiệp, do đó cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai.

Khẳng định nhiều thủ tục hành chính vì quy định quá nhiều tầng nấc, Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội từ báo cáo thẩm tra và tờ trình của Chính phủ tiếp tục rà soát trên tinh thần cắt giảm.

"Chúng tôi rất trăn trở về thủ tục hành chính, không chỉ thủ tục hành chính đất đai đâu, nhưng có lẽ đất đai có rất nhiều thủ tục hành chính cần tháo gỡ. Làm sao để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm đi lại cho người dân, giảm những chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp. Rất cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai", Thủ tướng trăn trở.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: VGP
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: VGP

Quy hoạch đất phải có tầm nhìn dài hạn

Liên quan quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thủ tướng cũng cho rằng cần quy định rõ thẩm quyền, phân cấp, phân quyền và giảm thủ tục hành chính. Quy hoạch đất vừa giải quyết vấn đề trước mắt vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững, lâu dài.

"Đất đai không thể sinh ra, phải sử dụng, khai thác sao cho hiệu quả, gồm cả không gian trên trời, mặt đất và không gian ngầm, rồi liên quan cả không gian biển như vấn đề lấn biển, lấp biển thế nào để vừa giữ môi trường, vừa đảm bảo sự phát triển của đất nước. Phải sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai; làm thế nào cho phù hợp phải có đánh giá. Quy hoạch đất vừa giải quyết vấn đề trước mắt vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững, lâu dài", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Vấn đề tiếp theo được Thủ tướng đặt ra là việc thu hồi đất và tái định cư. Đây là nội dung được người dân và cử tri quan tâm nhiều.

"Quan điểm của Đảng rất rõ: Khi thu hồi đất, thực hiện tái định cư thì làm sao người dân nhường đất chuyển đi nơi khác được đảm bảo bằng hoặc hơn nơi ở cũ. 'Bằng' hoặc 'hơn' thế nào thì luật cần lượng hoá. Điều kiện của từng khu vực, từng địa phương có khác nhau nên phải phân cấp để chủ động", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng chia sẻ về vấn đề định giá đất - cũng được cử tri quan tâm. Tuy nhiên, định giá như thế nào cho phù hợp thì là vấn đề khó, thị trường luôn lên xuống nên tuân thủ thị trường thì có can thiệp gì khi cần thiết không?

"Phải cân đối, cần có công cụ của Nhà nước để thị trường phát triển lành mạnh nhưng không tạo nên xáo trộn, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi phải nhường đất để triển khai các dự án. Cái này là khó. Không lượng hoá ra được sẽ dễ dẫn đến không bám sát thực tế và tùy tiện, dẫn đến sai", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa chính, có cơ sở dữ liệu về đất đai mang tính chất bao quát, có thể liên thông tra cứu để tham khảo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai.

Vì vậy, Thủ tướng mong đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, đầu tư thêm thời gian, công sức, chắt lọc từ hàng nghìn trang tài liệu, hàng triệu ý kiến nhân dân để xây dựng Luật chất lượng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, có tầm nhìn và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án luật rất quan trọng này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Tin nổi bật trang chủ
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:52, 30/09/2023
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22:47, 30/09/2023
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Du lịch - Lê Vũ - Bảo Trần - 22:42, 30/09/2023
Ngay 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 22:38, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:36, 30/09/2023
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Việt Nam, với mục tiêu tạo động lực thu hút đầu tư đưa các sản phẩm của cây Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm dược liệu khác trở thành những sản phẩm có thương hiệu.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 22:35, 30/09/2023
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 22:32, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Thời sự - Hoàng Quý - 22:31, 30/09/2023
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Đưa Hà Nội đến gần hơn với du khách

Đưa Hà Nội đến gần hơn với du khách

Du lịch - Trương Vui - 22:28, 30/09/2023
Để quảng bá mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo, những năm qua, Hà Nội luôn coi trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hướng đến tạo hình ảnh Thủ đô thân thiện, mến khách.
Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 21:55, 30/09/2023
Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến 1/10 với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị. Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Hậu Giang, góp phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống và phát huy giá trị của chiếc áo bà ba trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.