Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội thảo “Góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”

Hạnh Nguyên - 19:55, 04/04/2023

Ngày 4/4, tại TP. Cần Thơ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Hội thảo.

Các thành viên điều hành Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Các thành viên điều hành Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cùng tham dự và điều hành hội thảo có ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ và các Ủy viên Thường trực, ủy viên chuyên trách Hội đồng dân tộc (HĐDT) của Quốc hội; các đại biểu là chuyên gia, đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên môi trường và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành có đông đồng bào DTTS ( Trà Vinh, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Lào Cai, Gia Lai, Bắc Cạn...).

Đại diện Ủy Ban dân tộc (UBDT) có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và Lê Sơn Hải tham dự.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Hội thảo
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN theo mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

HĐDT đã nhận thức đây là dự án luật hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS và miền núi, Thường trực HĐDT tổ chức nhiều hoạt động ý kiến Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học, chính quyền các địa phương làm căn cứ xây dựng báo cáo tham gia thẩm tra Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ trình Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng, hợp pháp của đồng DTTS. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 11 tham luận và thảo luận trực tiếp…

Thứ trưởng Lê Sơn Hải tham gia ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai ( Sửa đổi) tại buổi Hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tham gia ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Hội thảo

Các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến đến công tác thu hồi đất, vật nuôi, cây trồng, xác định giá đất, bảng giá đất, tạo quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc quy định bồi thường vật nuôi chưa bao quát được tất cả vật nuôi, do vậy không có cơ sở pháp lý để bồi thường cho người dân. Chưa có quy định mật độ cây trồng trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, luật cần bổ sung quy định chi tiết về nguyên tắc bồi thường cây trồng, vật nuôi.

Về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS, cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc, quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào DTTS vào trong luật. Bổ sung quy định cho phép cộng đồng dân cư sử dụng đất, trong đó có đồng bào DTTS được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cần quy định cụ thể về hình thức, phương án góp vốn để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên trong cộng đồng DTTS, đồng thời quy định trách nhiệm của cơ quan chức năng ở địa phương trong hoạt động trợ giúp pháp lý về lĩnh vực đất đai đối với đồng bào DTTS nhằm tránh tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết để chiếm dụng quyền sử dụng đất, thâu tóm đất đai, nhất là đất sản xuất của đồng bào DTTS.

Tham gia ý kiến tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải cho biết, Việt Nam có 53 DTTS với khoảng trên 14 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Quy mô dân số của các DTTS không đồng đều, hầu hết các DTTS sinh sống ở miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa và tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ, Tây Nam Bộ; dân số còn lại sinh sống rải rác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Một số dân tộc như: Khmer, Chăm, Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và thành thị; mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Toàn cảnh buổi Hội thảo
Toàn cảnh buổi Hội thảo

Với tình hình dân tộc và phân bố dân cư như hiện nay, Thứ trưởng Lê Sơn Hải đề nghị, ngoài việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc, tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần xem xét, bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thành 1 mục riêng quy định về “Đất đai đối với đồng bào DTTS” nhằm bảo vệ quyền lợi và chỉ rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của đồng bào DTTS đối với vấn đề đất đai; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS.

Trong đó nên quy định cụ thể: Về quyền bình đẳng được tiếp cận đất đai của đồng bào DTTS; đất đai đối với đồng bào DTTS rất ít người; nghĩa vụ, trách nhiệm của đồng bào DTTS đối với đất đai và Nhà nước; trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS; trách nhiệm về tài chính của Nhà nước trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS; các hành vi bị nghiêm cấm...

Các đại biểu tập trung Thảo Luận, chia sẻ tình hình thực tế của mỗi địa phương
Các đại biểu tập trung thảo Luận, chia sẻ tình hình thực tế của mỗi địa phương

“Trước mắt cần triển khai thực hiện thành công các nội dung có liên quan đến vấn đề đất đai trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng có những ý kiến đóng góp rất tâm huyết dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Phát biểu đóng góp cho Hội thảo, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho rằng, Dự thảo đã có những điểm mới tích cực, đặc biệt các nội dung về đất tôn giáo, cá nhân là DTTS... được quy định cụ thể, sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức, công dân, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong quá trình thực hiện thủ tục đất đai cho người sử dụng đất; tạo hành lang pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

Bên lề Hội hội thảo, các đại biểu trao đổi với Thượng toạ Lý Minh Đức là đại biểu Quốc hội về tình hình thực hiện CSDT tại địa phương
Bên lề Hội thảo, các đại biểu trao đổi với Thượng tọa Lý Minh Đức là đại biểu Quốc hội về tình hình thực hiện CSDT tại địa phương

Về lâu dài, Chủ tịch TP. Cần Thơ đề nghị “bổ sung vào khoản 1, Điều 112 nội dung “Dự án thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất để tạo quỹ đất” (áp dụng theo Điều 128). Cụ thể, khi Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất đấu giá thực hiện dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở thì để lại 12% cho người dân, còn lại 88% cho Nhà nước, bao gồm cả đất công cộng.

Như vậy, Nhà nước sẽ không bỏ vốn thực hiện dự án mà vẫn có đất sạch để đấu giá mang lại ngân sách cho Nhà nước, người dân cũng có lợi ích từ 12% đất chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở mà không phải nộp tiền sử dụng đất, còn nhà đầu tư có đất sạch thông qua đấu giá (không mất thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư). Việc này, thực tế đã được nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản áp dụng...

Các đại biểu thảo luận bên lề hội thảo
Các đại biểu thảo luận bên lề Hội thảo

Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao nhất nước, ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh nêu ý kiến, trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS (Điều 17 của Dự thảo Luật) - tại khoản 4, Điều 17 có nêu: … căn cứ tại Khoản 3, Điều này, UBND cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương quy định cụ thể chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS. Đề nghị làm rõ hơn, nếu trường hợp tỉnh không còn quỹ đất hoặc quỹ đất không phù hợp để cấp cho đồng bào DTTS, trong khi ngân sách gặp khó khăn, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ để có nguồn kinh phí tạo lập quỹ đất.

Về quy định Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khung về hỗ trợ đất đai và giao UBND cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương, quy định cụ thể chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS đã bảo đảm tính khả thi phù hợp với thực tiễn...

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, sau thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Hội thảo đã hoàn thành tốt các nội dung đề ra, đồng thời ghi nhận những đóng góp tại hội thảo, các ý kiến đều rất giá trị, chất lượng, đúng trọng tâm, trọng điểm, thể hiện sự quan tâm thực chất, trách nhiệm của các đồng chí đối với đối với dự án luật quan trọng có ý nghĩa, tác động lớn tới đồng bào DTTS.

Chủ tịch HĐDT đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, Tiểu ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của HĐDT nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp tại Hội thảo. Trên cơ sở các kết quả đã thực hiện, khẩn trương hoàn thiện nội dung tham gia thẩm tra dự án Luật gửi đến Ủy ban Kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Ủy ban Kinh tế và cơ quan soạn thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề còn vướng mắc lớn đến chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS để xem xét, cho ý kiến.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Stefania Dina

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Stefania Dina

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho bà Stefania Dina - Chuyên viên Cao cấp về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhân dịp bà Stefania Dina kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.