Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ đất đai cho đồng bào DTTS: Có nên cấp "sổ đỏ" riêng?

PV - 09:38, 16/03/2023

Một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần ghi rõ nội dung sử dụng và chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất của hộ đồng bằng DTTS vào trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Để giải quyết vấn đề cố hữu về “thừa - thiếu” đất ở, đất sản xuất cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đề cập thêm nội dung: Cấp giấy chứng nhấn quyền sử dụng đất (sổ đỏ) riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và hạn chế việc mua bán, chuyển nhượng.

Cấp “sổ đỏ” riêng, hạn chế chuyển nhượng

Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở; 210.400 hộ DTTS có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.

Nguyên nhân là bởi việc giải quyết đất ở, đất sản xuất chưa tốt; thiếu quy định phù hợp với phong tục, tập quán của một số DTTS trong sử dụng đất.

Thực tế thời gian qua tại nhiều địa phương cho thấy tình trạng thiếu đất sản xuất đối với đồng bào DTTS nghèo còn diễn ra trong khi việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào di cư tự phát, mua - bán đất chưa được giải quyết thấu đáo.

Đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình trạng trên, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng ban soạn thảo cần cân nhắc tới việc ghi rõ nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất của hô đồng bằng DTTS (gọi chung là cấp sổ đỏ) vào trong dự thảo luật. Nếu không ghi vào trong luật thì phải ghi vào điểm nào đó và đề nghị có chế tài cụ thể quy định này.

“Mong muốn của chúng tôi là đất ở, đất sản xuất hình thành từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào DTTS thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ) riêng, và hạn chế nếu như không muốn nói là không cho chuyển nhượng,” đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.

Trong trường hợp người dân là đồng bào DTTS cần phải chuyển nhượng, mong muốn được chuyển nhượng vì lý do cụ thể như hết sức lao động nên đi theo con, hay không còn sử dụng thật, thì người dân đó cần phải có ý kiến của UBND cấp huyện hoặc cơ quan các dân tộc cấp tỉnh thì mới được công nhận.

“Cái này chúng ta cần phải quy định rõ, bởi nếu không, chúng ta có giải quyết đất cho đồng bào DTTS bao nhiêu lần rồi dần dần cũng lại chuyển nhượng, đất vẫn cứ thiếu. Đây cũng là giải pháp để bảo vệ người dân và mình cảnh báo luôn trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nếu mua hoặc chuyển nhượng (mua, bán) đất thì sẽ bị vô hiệu,” đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lưu ý.

Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ Pháp luật (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn) Đinh Thị Chuyên San cũng đề xuất Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định cụ thể đối với vấn đề đất đai liên quan đến đồng bào DTTS.

Dẫn Điều 52 quy định về “cá nhân là DTTS sử dụng đất do Nhà nước giao, đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước được quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm,” bà San cho rằng bản thân bà thấy rất băn khoăn, bởi trên thực tế đã có tình trạng một số đồng bào do nghèo đói đã chuyển nhượng, cầm cố đất đai, sau đó không có khả năng mua lại.

Làm rõ chính sách khi Nhà nước thu hồi đất

Cùng với việc kiểm soát đất đai, nhiều ý kiến cũng cho rằng Luật Đất đai sửa đổi cần giải quyết được những khó khăn, vướng mắc về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và miền núi; nhất là quy định khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Theo ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, để khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua và thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, luật lần này cần có quy định cụ thể hơn phù hợp với đặc thù khó khăn của miền núi, hải đảo và tập quán của đồng bào DTTS.

Trong đó, dự thảo luật cần làm rõ nội dung chính sách bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

“Nếu người dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì phải được giao đất ngay và phải phù hợp với tập quán sản xuất, sinh kế của người bị thu hồi đất nếu có quỹ đất. Nếu chuyển nghề phi nông nghiệp thì việc đào tạo, dạy nghề phải gắn với nhu cầu thị trường; không ép buộc, dạy các nghề theo kế hoạch của Nhà nước,” ông Hương nói.

Về chính sách đền bù khi thu hồi đất, theo ông Nguyễn Tiến Thanh, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật tỉnh Lào Cai, trong dự thảo luật đã làm rõ về xây dựng bảng giá đất. Vì thế, việc định giá tài sản trên đất cũng cần được thực hiện như việc xây dựng bảng giá đất cho sát hợp với thực tiễn hằng năm của tỉnh.

“Nội dung này làm tốt sẽ khắc phục được tình trạng bất cập về lợi ích của người sử dụng đất, cũng như khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài, tình trạng lợi ích nhóm, doanh nghiệp bắt tay với quan chức để thao túng đất đai,” ông Thanh nhấn mạnh.

Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong cộng đồng DTTS quy định tại Điều 42, theo ông Thanh, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này nên quy định cho phép cộng đồng dân cư sử dụng đất được góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng cần có sự trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và sự giúp đỡ của Hội Nông dân thẩm định phương án góp vốn để tránh tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào để chiếm dụng quyền sử dụng đất.

Đại diện cho các hội viên hội nông dân, nhất là đồng bào DTTS hiện tập trung chủ yếu ở 14 xã thuộc 5 huyện của Thủ đô, bà Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội cho biết trong dự thảo luật lần này đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

Tuy vậy, bà Hoa cũng lưu ý với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đồng bào DTTS thì phong tục, tập quán ở mỗi vùng cũng có sự khác biệt so với đại đa số người dân ở các địa phương khác. Vì thế, nếu rơi vào trường hợp khi tiến hành thu hồi đất ở địa bàn xã, huyện mà không có đất bố trí để tái định cư thì buộc phải bố trí tại các địa bàn khác có điều kiện tương đương.

“Vậy điều kiện tương đương ở đây là gì, luật cần nêu cụ thể hơn,” bà Hoa nói./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.