Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thầy trò Chiềng Sơ bất an vì trường lớp xập xệ

PV - 11:05, 11/01/2019

Nhiều năm qua, thầy và trò Trường Tiểu học Chiềng Sơ, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên phải gồng mình giảng dạy và học tập trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn: không phòng làm việc, không nhà công vụ và thiếu những lớp học kiên cố, nhà ăn, ở bán trú, nhà vệ sinh…

Chiềng Sơ Những lớp học ở Chiềng Sơ đã xuống cấp chưa được sửa sang lại.

Trường Tiểu học Chiềng Sơ nằm giữa lưng chừng núi, ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, nơi đây có hơn 700 học sinh đang theo học. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu phòng học, phòng ăn, nhà ăn bán trú và các vật dụng sinh hoạt như: bát đũa, xoong nồi, chăn màn nên nhà trường mới bố trí tạm cho gần 350 em ở bán trú tại điểm trường trung tâm. Các em còn lại đang phải học tập tại 10 điểm bản xa xôi cách trường chính gần 20 cây số. Ở đó chỉ là những phòng học nền đất, dựng bằng vách nứa, thân gỗ, mái tranh.

Tiếp chúng tôi trong phòng làm việc tập thể, thầy Nguyễn Đức Long, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Sơ tỏ ra ái ngại. Thầy giải thích, do cơ sở vật chất khó khăn, Nhà trường chưa bố trí được các phòng chức năng riêng nên đành gộp tất cả Ban Giám hiệu, kế toán, công đoàn và các bộ phận khác vào làm việc chung trong căn phòng rộng hơn chục m2 này. Những năm gần đây, được sự giúp đỡ của các tổ chức hội, mạnh thường quân cùng sự nỗ lực, Nhà trường đã xây được 9 phòng học đạt tiêu chuẩn 3 cứng (phòng có nền bê tông, tường xây lửng và mái tôn). Dẫu là nhà 3 cứng nhưng mùa Đông, gió vẫn lùa từng cơn khiến các em rét run bần bật, mặt mày lạnh tê tái. Rồi khi mưa rào đổ bất chợt thì hắt ướt hết sách vở, đồ dùng học tập, mùa Hè đến lại nóng như đổ mỡ.

Cũng vì gặp khó khăn về cơ sở vật chất nên việc bố trí những phòng học chức năng, giúp các em làm quen với máy chiếu, máy vi tính hay tủ sách tham khảo vô cùng khó khăn, đây là thiệt thòi lớn đối với các em học sinh ở Chiềng Sơ.

Em Lò Thị Thủy, học sinh lớp 4a cho biết: “Chúng em được ở đây thích hơn ở nhà, thầy cô rất quan tâm, chăm sóc và được ăn uống đầy đủ. Nhưng khó nhất là mùa Hè, khi chúng em phải nằm ghép hai người 1 giường lại không có quạt nên rất nóng. Bây giờ mùa Đông, gia đình em rất khó khăn nên không có chăn màn mang đến trường. Được thầy cô cho 2 bạn mượn một chiếc chăn nhưng mùa Đông ở đây lạnh lắm, em không ngủ được. Có bạn không có chăn nằm co ro, khi đó thầy cô lại mang chăn của mình cho các bạn ấy mượn”.

Mùa Đông ở vùng cao thường rất lạnh, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Chứng kiến cảnh các em phải học tập, sinh hoạt trong môi trường khó khăn, thiếu thốn mà vẫn chăm chỉ đến lớp, các thầy cô tuy chạnh lòng nhưng lại lấy đó là niềm động viên để thêm quyết tâm bám trụ lại với trường lớp.

Không chỉ khó khăn về cơ sở vật chất cho học sinh mà ngay cả 53 giáo viên lên công tác, Nhà trường cũng không bố trí được nhà công vụ cho giáo viên. Cô giáo Nguyễn Thị An, quê ở Thái Bình tâm sự, 8 năm lên công tác là quãng thời gian bộn bề khó khăn, đường sá đi lại vất vả, cơ sở vật chất Nhà trường lại thiếu thốn, nên để đảm bảo công tác dạy học, mình và các giáo viên khác phải thuê nhà người dân để ở. Đến nay khi lập gia đình ngoài thành phố, có 2 cháu rồi nhưng do điều kiện và hoàn cảnh nên vợ chồng, con cái mỗi người một nơi, cả tháng gia đình mới gặp nhau 1 lần.

Chia tay thầy và trò Chiềng Sơ, hình ảnh về ngôi trường với những lớp học tạm xiêu vẹo đã xuống cấp nghiêm trọng cứ ám ảnh chúng tôi. Nhưng vượt lên tất cả thầy và trò nơi đây vẫn kiên định bám trường, bám lớp để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

NAM HƯƠNG - VINH DUY

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 13 phút trước
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.
Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Kinh tế - Anh Trúc - 30 phút trước
Tại Quảng Ngãi, giá ớt hiện dao động từ 65.000 - 72.000 đồng/kg, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Ngày 9/4, Đảng ủy UBND tỉnh Bình Dương khai giảng khóa II Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Lớp bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với 250 học viên tham gia,
Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực từ chương trình dự án, chính sách dân tộc cho công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề; đặc biệt là triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân.
U17 Việt Nam và U17 UAE: Trận đấu quyết định tại VCK U17 châu Á 2025

U17 Việt Nam và U17 UAE: Trận đấu quyết định tại VCK U17 châu Á 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vào lúc 22h00 tối 10/4, theo giờ Việt Nam, Đội tuyển U17 Việt Nam sẽ bước vào trận đấu cuối cùng của vòng bảng gặp U17 UAE tại VCK U17 châu Á 2025. Trận đấu này mang tính chất quyết định đến khả năng tiến vào vòng tứ kết của cả hai đội, đồng thời mở ra cơ hội giành vé tham dự U17 World Cup 2025.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ 1/7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Từ 1/7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1/7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động,

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động, "lung linh sắc màu" tại Bắc Kạn

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Lễ hội đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu vào đêm 8/4, là dấu ấn đặc biệt chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và các ngày lễ lớn của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Uzbekistan, tham dự IPU-150

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Uzbekistan, tham dự IPU-150

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam trong diễn đàn nghị viện đa phương.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 7 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.