Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Thắp” đam mê văn hóa đọc chốn non sâu

PV - 10:25, 19/07/2019

Từ thuở lên 10, Nguyễn Bá Nha (sinh năm 1987, hiện ở thôn Nguyên Hà, Sơn Nguyên, Sơn Hòa, Phú Yên) vừa học vừa rong ruổi qua hàng trăm lũng đồi ở Tây Nguyên làm nghề chăn bò thuê. Hết trung học cơ sở, Nha cặm cụi tập viết báo, làm thơ và đến nay luôn cháy bỏng đam mê sưu tầm các loại sách, báo đưa về vùng sâu, lan tỏa văn hóa đọc, nhân lên những điều cao cả.

Nguyễn Bá Nha (đứng bên trái) nhận sách cho thư viện cộng đồng Nắng Mai. Nguyễn Bá Nha (đứng bên trái) nhận sách cho thư viện cộng đồng Nắng Mai.

Vượt mọi nghịch cảnh

Lặng lẽ lắng nghe trong nhiều cuộc trò chuyện với Nha, tôi cảm nhận sâu sắc, rõ ràng, nỗi trăn trở với cộng đồng, với văn hóa đọc và vấn đề bảo vệ sức khỏe, nét đẹp truyền thống… như kho dữ liệu sống động luôn thường trực trong ý nghĩ của anh, chạm vào là tuôn ra ào ạt.

Nhiều đêm khuya vắng, tìm được đề tài hay, nhân vật thú vị, Nha lại nhắn tin chia sẻ trong niềm hân hoan, rạng rỡ, rồi chốt lại “thấy người khác hy sinh vì cộng đồng mà không viết để động viên, có cuốn sách hay mà không chuyền tay cho mọi người cùng đọc thì day dứt lắm”.

Nhìn thư viện Nắng Mai do chính Nha lập nên tại xã Sơn Nguyên với hơn 2.000 cuốn sách mua và quyên góp được cùng gần 200 tác phẩm báo chí do chính mình viết, ký ức năm tháng cũ lại ùa về. Nha định nghĩa: “Hạnh phúc chính là đi qua nhọc nhằn và viết vì người khác. Viết để đời sống đẹp hơn, nhân từ, bác ái hơn”.

Nguyên quán ở Bình Định nhưng vì điều kiện khó khăn, tuổi thơ của Nha buổi đến lớp, buổi đi chăn bò thuê trên các cung đèo ở Mang Yang (Gia Lai). Nhớ lại, Nguyễn Bá Nha chia sẻ: 13 tuổi đã thấm cảnh nắng cháy, mưa tuôn. Ký ức sâu đậm nhất của tuổi thơ là những quả đồi trọc trụi, những thảo nguyên mênh mông, những đứa trẻ thiếu sách, những xóm làng còn nghèo nhưng đậm đầy nghĩa tình. Tất cả tôi ghi chép lại dưới dạng nhật ký. Sau này, trên sườn ấy sáng tạo cả thành thơ hay chuyển thể thành các bài ký. Nhọc nhằn là vậy nhưng năm nào cũng đứng đầu lớp. Hết lớp 9, sức khỏe cha mẹ yếu nên Nha quyết định nghỉ học đi làm đủ thứ việc ở Đăk Lăk, Kon Tum để kiếm tiền phụ gia đình và học thêm nghề thợ hàn.

Giải tỏa bớt nhọc nhằn, bồi đắp thêm niềm tin yêu cuộc sống, những lúc giải lao hay đêm vắng, Nha lại đi tìm mượn những cuốn sách về Kĩ năng sống, về văn hóa và lịch sử, về những tấm gương bình dị để đọc. Đến đâu, gặp điều gì gây xúc động, Nha đều tập viết thành bài báo.

Sau này, khi lập gia đình, có hai đứa con, khát vọng viết và lan tỏa văn hóa đọc lại trỗi dậy mạnh mẽ, Nha đăng ký học và tốt nghiệp THPT với điểm cao, được xét thẳng vào ngành Văn hóa và ngôn ngữ báo chí (ĐH Thái Bình Dương) năm 2016. Nguyễn Bá Nha thổ lộ: Đã đến lúc mình phải hiện thực hóa dần khát vọng thôi. Những ý tưởng cứ thôi thúc dữ dội lắm. Nhất là mỗi lần đi làm ruộng về lại thấy rất nhiều trẻ em nông thôn vùi đầu vào game, vào các trò chơi vô bổ khác, nhất là ngày hè. Phải có thư viện cho các em thôi…

Luôn đầy ắp các ý tưởng

Là sinh viên “già” nhất lớp đồng thời là người giành mức học bổng cao nhất trường, hàng loạt phương pháp học trải nghiệm của Nha được đông đảo bạn bè áp dụng. Các bài viết của Nha cũng liên tục đăng, phát trên hàng chục báo, đài. Hầu hết nhuận bút anh tích cóp lại để mua sách, không phải cho mình.

Sợ độc giả ở các vùng quê sẽ buồn khi đến các thư viện do mình lập nên mà ít sách quá, hằng đêm Nha tranh thủ đi làm bảo vệ. Anh phân chia rõ ràng, một phần lương cho vợ nuôi con, một phần cho mua gạch, gỗ làm thư viện, một phần để mua sách. Khi có hàng ngàn cuốn sách các loại, Nha chính thức xin chính quyền địa phương cho phép lập thư viện cộng đồng đầu tiên.

Như vừa đi qua một quãng đường đầy nhọc nhằn và hạnh phúc, Nha hồ hởi: Ban đầu nhiều người bảo tôi khùng khi đi làm thêm thâu đêm, cuối tuần thì cuốc đất, bốc đá và còn bao nhiêu tiền để làm thư viện cộng đồng. Nhưng không làm điều đó thì tôi lại thấy đời sống mình không trọn vẹn hạnh phúc và ý nghĩa. Tôi đặt tên thư viện là Nắng Mai là sự khởi đầu của ngày mới, mang ánh sáng tri thức về với cộng đồng. Chuyển tải những lý tưởng, những giá trị văn hóa, nâng cao hiểu biết, nhận thức, tư duy, kinh nghiệm cho mọi thế hệ từ học sinh đến người cao niên ở những nơi gian khó nhất. Sau thư viện này, tôi sẽ tiếp tục vận động, tiết kiệm để làm thư viện ở các vùng quê khác nữa.

Mới bước vào vận hành không lâu nhưng thư viện cộng đồng Nắng Mai của Nha thu hút hàng trăm người mỗi ngày. Các tủ sách được phân chia rất khoa học. Đồng cảm với chồng, vợ Nha là người hướng dẫn và phục vụ miễn phí tận tình cho độc giả. Mỗi dịp cuối tuần, Nha lại tranh thủ về hướng dẫn người khiếm thị dùng sách chữ nổi và lặn lội đến những nơi còn gian nan nhất để viết báo. Nha bảo: Không biết tự bao giờ, nhưng: Những người ngã xuống vì đất nước, những cô giáo, thầy thuốc hy sinh tuổi xuân bám trụ ở nơi đèo cao, dốc thẳm, những người lặng thầm chịu khổ để sáng tạo ra các loại máy móc có lợi cho nông dân, những di tích lịch sử… Có sức hút rất mạnh với tôi. Có thể say sưa viết mãi về điều đó mà không biết chán.

Vừa chạy nước rút cho ý tưởng nhân rộng thư viện cộng đồng đến vùng DTTS, Nguyễn Bá Nha còn vạch ra nhiều mục tiêu khác như; Lập cộng đồng sách sinh viên (xây dựng tủ sách cộng đồng của các thế hệ sinh viên ở đô thị); Lập ngôi nhà tri thức xanh Phú Yên (tập hơn những người yêu rừng, yêu môi trường để đi tuyên truyền); Lập câu lạc bộ văn hóa (để thu hút những người yêu văn hóa để chia sẻ, sáng tạo và xây dựng xã hội học tập).

Vì sức khỏe cộng đồng

Dõi theo những việc làm của Nguyễn Bá Nha, ông Nguyễn Công Thành (trưởng thôn Nguyên Hà, xã Sơn Nguyên) thán phục: Nha là một cây viết đặc biệt với chúng tôi. Từ chăn bò đến thợ hàn đến nông dân vươn lên thoát nghèo và sắp làm cử nhân. Không chỉ mê kéo người dân đến với sách, báo mà nhà nào có hoạn nạn là anh có mặt.

Đi từ ngỡ ngàng này đến bất ngờ khác, TS. Mai Thị Kiều Phượng-Giảng viên ĐH Thái Bình Dương cũng chia sẻ: Đọc các tác phẩm báo chí của Nha đã được đăng thấy ở anh niềm đam mê và lòng trăn trở rất lớn với cộng đồng, với nơi gian khó. Nha luôn có góc nhìn trực quan, tư duy phong phú, sâu sắc. Gần đây, anh là “cha đẻ” của một số đề tài nghiên cứu sơ khảo về văn hóa bản sắc các dân tộc trên Tây Nguyên.

Luôn đặt mình trong nỗi lo âu những giá trị tốt đẹp sẽ phôi phai, những việc làm xấu tác hại đến cộng đồng nên trước khi bước chân vào giảng đường đại học, Nguyễn Bá Nha lưu lại nhiều mô hình, sáng chế hay, độc đáo cho địa phương. Nha tâm tình: Môi trường có tác động rất quan trọng đến sức khỏe con người. Đi thực tế nơi để viết báo, tôi rất ám ảnh với tình trạng ô nhiễm nên đã phác thảo đề án và sáng tạo Máy quạt làm mát môi trường không khí tự nhiên (đoạt giải Ba, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên năm 2015; rồi mô hình “Bếp tiện ích” do Nha chế tạo và nhân rộng bán cho bà con thu nhập thấp, người nghèo cũng đoạt giải Ba-Hội thi sáng tạo kỹ thuật Phú Yên năm 2013…

Một chân trời mới với khát vọng viết nên những điều cao đẹp, những số phận thiệt thòi đang rộng mở với Nha sau những chông gai. Và, mới đây, anh còn sẻ chia niềm vui khi Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đại Dương đã đến thư viện cộng đồng Nắng Mai tặng máy tính cho thư viện, tặng nước suối, trà cho các độc giả sử dụng đồng thời động viên tinh thần vì cộng đồng và đam mê viết, sáng tạo của Nha.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 3 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 3 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 3 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 3 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.