Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Lan ghi nhận gần 1000 ca nhiễm mới trong một ngày

PV - 09:48, 14/04/2021

Thái Lan thông báo ghi nhận 965 ca mắc mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca mắc lên 34.575 ca, trong đó 97 ca tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới gần mốc 1.000 ca.

Thái Lan ghi nhận trong 3 ngày liên tiếp, số ca nhiễm mới COVID-19 ở mức gần 1000 người/ngày (Ảnh: Bangkok Post)
Thái Lan ghi nhận trong 3 ngày liên tiếp, số ca nhiễm mới COVID-19 ở mức gần 1000 người/ngày (Ảnh: Bangkok Post)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 14/4 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 137.938.231 ca, trong 2.969.893 ca tử vong và 110.858.908 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 668.126 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - ghi nhận số ca nhiễm mới là 71.589 ca và 770 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 32.063.430 ca và 577.131 ca.

Với số ca nhiễm mới cao kỷ lục 185.248 ca trong ngày 13/4, Ấn Độ vượt Brazil trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch. Đây là mức cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch ở nước này. Số ca tử vong ghi nhận cùng ngày cũng ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua, với 1.026 ca. Hiện, tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ đã lên tới 13.871.321 ca, trong đó 172.115 ca tử vong.

Brazil trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 13.599.994 ca và số ca tử vong là 358.425. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 78.585 ca nhiễm mới. Trong khi đó, Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ ba thế giới với 209.702 ca, tổng số ca nhiễm ở nước này là 2.281.840 ca.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (41.948.880 ca). Với 36.980.720 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 31863.313 ca và Nam Mỹ với 22.676.431 ca. Châu Phi (4.408.010 ca) và châu Đại Dương (60.156 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại Bắc Mỹ, Mexico là quốc gia có số ca mắc COVID-19 đứng thứ hai (sau Mỹ - quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca mắc và tử vong). Hiện, Mexico ghi nhận 2.281.840 ca nhiễm, 209.702 ca tử vong.

Tại Nam Mỹ, sau Brazil, Colombia là nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai bởi đại dịch với 2.552.937 ca nhiễm, trong đó 66.156 ca đã tử vong.

Tại châu Phi, Nam Phi vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm với 1.559.960 ca, trong đó 53.423 ca đã tử vong.

Châu Đại Dương là khu vực bị ảnh hưởng ít nhất bởi đại dịch. Trong đó, Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất với 29.426 ca, trong đó 910 ca đã tử vong.

Tại châu Âu, Pháp là quốc gia dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 với 5.106.329 ca, trong đó 99.480 ca đã tử vong. Trong ngày 14/4, nước này ghi nhận thêm 39.113 ca nhiễm mới. Bộ Y tế Pháp cho biết số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong các khu chăm sóc đặc biệt đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, dù nước này đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc mới. Đáng chú ý, số ca nhiễm tại Pháp tăng từ tháng 3 đến nay chủ yếu do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Brazil. Trong động thái nhằm ngăn dịch lây lan thêm nữa, ngày 13/4, Pháp thông báo đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Brazil cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Tại châu Á, Bộ Y tế Campuchia ngày 13/4 xác nhận thêm 181 ca nhiễm mới, trong đó có 3 ca nhập cảnh và 178 ca lây nhiễm cộng đồng. Cũng giống như 2 tuần trở lại đây, số ca nhiễm mới được phát hiện nhiều nhất ở Phnom Penh (140 ca, gồm 139 người Campuchia và một người Pháp). Chính quyền thủ đô Phnom Penh quyết định gia hạn lệnh giới nghiêm thêm 2 tuần (tới ngày 28/4) do số ca mắc mới COVID-19 chưa có dấu hiệu giảm. Trong thời gian giới nghiêm từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, hoạt động đi lại trong thành phố bị cấm, trừ các trường hợp có lý do gia đình, khám chữa bệnh khẩn cấp, cấp cứu, cứu hỏa, công nhân nhà máy làm ca, lực lượng vũ trang thực thi nhiệm vụ. Những người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt theo Luật ngăn chặn lây lan dịch bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm gây chết người khác.

Thái Lan thông báo ghi nhận 965 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 34.575 ca, trong đó 97 ca tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới gần mốc 1.000 ca. Trong số ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ qua, 956 trường hợp là lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện vẫn còn 6.190 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại Thái Lan.

Tương tự, Trung tâm Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mông Cổ cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 885 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 - mức cao kỷ lục, nâng tổng số ca bệnh lên 16.603 ca. Các ca nhiễm mới đều là lây nhiễm trong cộng đồng và phần lớn ở thủ đô Ulan Bator. Mông Cổ cũng có thêm 2 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 32 ca. Tuần trước, Mông Cổ đã ghi nhận trung bình hơn 700 ca nhiễm/ngày - cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này vào tháng 3/2020. Mông Cổ đã áp đặt lệnh phong tỏa trên quy mô toàn quốc vào ngày 10/4 và kéo dài đến ngày 25/4./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Ngày 28/3, bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực Quốc tế - Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 29 - 31/3, với quy mô cấp tỉnh mở rộng.
Tin nổi bật trang chủ
17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Ẩm thực - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Ngày 28/3, bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực Quốc tế - Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 29 - 31/3, với quy mô cấp tỉnh mở rộng.
Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Thị trường bất động sản Hà Nội đang phục hồi nhưng nguồn cung vẫn hạn chế thúc đẩy giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp tăng cao. Trong khi đó, người mua khó tính hơn, chỉ yên tâm tìm đến sản phẩm của chủ đầu tư có năng lực về tài chính, pháp lý, chất lượng, tiến độ, đặc biệt là chính sách bán hàng hấp dẫn.
Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những ngày qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, đã xuất hiện các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ bán trước cổng trường, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mưa đá, giông lốc xuất hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc trong ngày 28-3, gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - Văn Hoa - Hương Diệp - 1 giờ trước
Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024).
Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Kinh tế - H.Trường - T.Nhân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định cấp 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu để các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) do ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam dẫn đầu đang thăm Việt Nam, tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, phát biểu tại lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2026) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Hưởng ứng phong trào thi đua với nhiều nội dung trọng tâm, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu với bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, trí tuệ cho Quốc hội, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân.
Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thời sự - PV - 20:50, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.