Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tập trung xây dựng nông thôn mới ở các xã biên giới

PV - 15:48, 11/05/2018

Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Cao Bằng nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tại các xã biên giới của tỉnh, việc xây dựng NTM mới đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền cần nỗ lực hơn để các xã này vừa phát triển về kinh tế-xã hội, vừa đảm bảo trật tự, trị an nơi biên giới.

Xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là xã cuối cùng trong 177 xã của tỉnh Cao Bằng được phê duyệt và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020. Đến hết năm 2017, xã Đàm Thủy đạt 10/19 tiêu chí của Chương trình NTM. Tuy vậy, các tiêu chí NTM của Đàm Thủy đạt được mới dừng ở các tiêu chí “dễ”, như: thủy lợi, trường học, điện. Hiện xã biên giới này còn gặp nhiều khó khăn để đạt được các tiêu chí về thu nhập, môi trường, giáo dục-đào tạo. Bởi lẽ, thu nhập chủ yếu của bà con trên địa bàn là từ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ lao động thấp. Vì vậy, việc xây dựng NTM còn nhiều lúng túng.

Cao Bằng đặt mục tiêu các xã biên giới về đích NTM tại vào năm 2020. Cao Bằng đặt mục tiêu các xã biên giới về đích NTM tại vào năm 2020.

Ông Mê Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy cho biết: Là xã biên giới nên việc xây dựng NTM có đặc thù riêng. Cụ thể: Trong phát triển kinh tế, xã hướng người dân phát triển các dịch vụ du lịch xung quanh danh thắng thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Tuy nhiên, để làm du lịch theo hướng quy mô, bài bản thì địa phương chưa thể triển khai được mà cần có sự hỗ trợ từ ngành văn hóa trong việc nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân bản địa. Ông Đạt cho biết thêm: Năm 2018, xã Đàm Thủy dự kiến nguồn vốn thực hiện Chương trình NTM là hơn 4 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hay như xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, mặc dù thực tế phát triển có thuận lợi về kinh tế nhưng xã Ngọc Côn vẫn đang gặp khó trong quá trình xây dựng NTM. Bà Hoàng Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xã hoàn thành tất cả 19 tiêu chí. Năm 2017, xã quyết tâm hoàn thành ba tiêu chí là trường học, lao động có việc làm và di dời chuồng trại, nhưng đến nay mới chỉ đạt được hai trong ba mục tiêu đó. Do tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, nên tính đến nay, toàn xã vẫn còn tới 120 hộ có chuồng trại ở dưới gầm sàn nhà ở. Bên cạnh đó, tiêu chí vệ sinh và giao thông không dễ thực hiện, toàn xã mới có 78% số người dân được dùng nước hợp vệ sinh, 300 trong tổng số 600 hộ có nhà tiêu, nhà tắm bảo đảm sạch sẽ, 80% số hộ chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường.

Tại huyện Bảo Lạc, trong 4 xã biên giới là Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân và Xuân Trường thì chỉ duy nhất có xã Cốc Pàng đạt được 9 tiêu chí, các xã còn lại chỉ đạt từ 5-6 tiêu chí. Theo ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc: Vì địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, dân cư phân bố thưa thớt, dẫn tới việc triển khai kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn lực để huy động xây dựng NTM hầu như chỉ có thể đóng góp bằng ngày công của người dân. Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 60% và đang có xu hướng tăng lên. Đây là những thách thức rất lớn đòi hỏi huyện Bảo Lạc cần tập trung các nguồn lực để nâng cao các tiêu chí về xây dựng NTM, đặc biệt là các xã biên giới.

Khẳng định nỗ lực xây dựng NTM tại các xã biên giới, ông Nguyễn Ích Chánh cho biết: Huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đến kết thúc năm 2018, các xã biên giới hoàn thành thêm một tiêu chí. Nếu xã nào không hoàn thành mục tiêu, sẽ xem xét trách nhiệm đồng chí Bí thư, các đồng chí lãnh đạo xã đó.

Theo ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng: Đối với Chương trình NTM, tỉnh Cao Bằng thực hiện theo phương châm dễ làm trước, khó làm sau. Đối với các xã biên giới, sẽ tập trung vào các xã có điều kiện thuận lợi hơn, đặc biệt là các xã có cửa khẩu. Tỉnh sẽ huy động các nguồn lực để từng bước nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM ở các xã biên giới. Nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chí mang tính đặc thù theo hướng sát thực, phù hợp với những huyện có các xã thuộc khu vực biên giới. Mục tiêu của tỉnh Cao Bằng là phấn đấu đến 2020 có xã biên giới về đích trong Chương trình NTM.

Khẳng định nỗ lực xây dựng NTM tại các xã biên giới, ông Nguyễn Ích Chánh Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết: Huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đến kết thúc năm 2018, các xã biên giới hoàn thành thêm một tiêu chí. Nếu xã nào không hoàn thành mục tiêu, sẽ xem xét trách nhiệm đồng chí Bí thư, các đồng chí lãnh đạo xã đó.

CHU HIỆU - MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 11/10, tại TP. Nha Trang đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc tỉnh Khánh Hòa bình đẳng, đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân.
Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Kinh tế - Minh Nhật - 20 phút trước
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 35 phút trước
Tiếp nối thành công năm 2023, với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 (Vietnam Dance Week 2024) - sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của ngành Múa, sẽ diễn ra tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, vào 13/10.
Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tin tức - Ngọc Ánh - 36 phút trước
Trong 2 ngày (10 - 11/10/2024) tại tỉnh Bắc Giang, diễn ra Liên hoan dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII năm 2024. Tham dự Liên hoan có 300 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công thuộc 10 đội nghệ thuật của 10 huyện, thị xã, thành phố và Hội Văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh.
Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Du lịch - Thạch Đờ Ni - 42 phút trước
Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.
Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 1 giờ trước
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, bản làng của bà con La Hủ nơi đây đã có những nét đổi thay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện. Kết quả này là nhờ có những người con của bản làng được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là "ngôi sao của ASEAN"

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.
Bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer tại Tây Ninh

Bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer tại Tây Ninh

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vụ Văn hoá dân tộc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tổ chức Lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) trong đồng bào Khmer.
Sóc Trăng: Ấm áp yêu thương từ mô hình

Sóc Trăng: Ấm áp yêu thương từ mô hình "Gian hàng 0 đồng cho người nghèo”

Xã hội - Tào Đạt - 1 giờ trước
Thực hiện phương châm "Nói những điều dân muốn nghe, làm những điều dân đang cần", mô hình “Gian hàng 0 đồng cho người nghèo” do Đồn Biên phòng Lai Hòa (BĐBP tỉnh Sóc Trăng) triển khai thời gian qua đã hỗ trợ được cho nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn đơn vị quản lý.
Gia Lai: Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa

Gia Lai: Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 11/10, tại Tp. Pleiku, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai tổ chức sơ kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2024.