Những ngày đầu xuân Giáp Thìn, các địa phương trên cả nước đã náo nức ra quân, phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đó chính là một thông điệp đầy ý nghĩa của người đứng đầu Chính phủ trước mùa xuân mới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/3, tại khu vực Nam Bộ phổ biến không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng; riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.
Thực hiện Chương trình Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024, từ ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết) đến 27/2, tỉnh Hà Giang đã thực hiện trồng được hơn 566.000 cây xanh, đạt 181% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 26,5% so với kế hoạch trồng cây phân tán theo Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh năm 2024; trong đó nhóm cây lâm nghiệp chiếm 84%, còn lại là nhóm cây ăn quả, cây cảnh quan.
Ngày 27/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở khu vực phía Đông Bắc Bộ trời tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại; khu vực phía Tây Bắc Bộ (trừ Điện Biên, Lai Châu) và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, dự báo sẽ có thêm 2 đợt không khí lạnh tăng cường tràn xuống nước ta, khiến miền Bắc tiếp tục mưa rét, vùng núi có nơi nhiệt độ xuống 8 độ.
Ngày 23/2, Thành Đoàn phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Tp. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Ban quản lý Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức chương trình “Ngày hoạt động vì môi trường”. Đây là một trong những hoạt động khởi đầu cho Tháng Thanh niên với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”.
Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với 16 chương và 260 điều tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi.
Chiều 11/1/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng thẩm định đề cương, dự toán kinh phí dự án bảo vệ môi trường thực hiện từ năm 2024, Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường cho học sinh các trường dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc”.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tháng 1 - 2/2024, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 95% khiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Do đó, dự báo xâm nhập mặn sẽ đến sớm và gay gắt hơn mọi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần có kế hoạch ứng phó, chủ động trước xâm nhập mặn.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân người Sán Dìu ở thôn Thác Bạc, xã Dương Huy, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh), các hộ đang phải sống trong thường trực nỗi lo do tuyến kè thi công nửa vời nên hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân, đang có dấu hiệu uy hiếp nghiêm trọng sự an nguy của các hộ dân vào mùa mưa lũ.
Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên đỉnh La Pán Tẩn (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện băng giá.
Do nhiệt độ giảm sâu, sáng nay trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xuất hiện băng giá.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh tăng cường, đang di chuyển xuống phía Nam. Vào sáng và ngày 19/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3, trời rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở phổ biến từ 5 - 8 độ C, vùng núi cao Mẫu Sơn dưới 3 độ C. Trong đợt rét đậm, rét hại này các địa phương trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Phú Yên liên tục có mưa lớn, khiến cho nhiều khu vực bị ngập sâu trong nước và khiến 1 người mất tích.
Do mưa lớn nhiều ngày qua, sáng 16/11, tại Km 194+990 đường Trường Sơn Đông (đoạn qua huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) và Quốc lộ 24 (đoạn qua huyện Ba Tơ, tỉnh Quãng Ngãi) xuất hiện điểm sạt lở lớn taluy dương, đất, đá tràn xuống mặt đường gây tắc đường hoàn toàn.
Từ ngày 14/11 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa to, nước từ đầu nguồn sông Côn đổ về gây ngập vùng hạ du. Đến chiều ngày 16/11, Tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước đi các xã Phước Hòa, Phước Thắng, huyện Tuy Phước, có nơi ngập sâu đến nửa mét. Một số tuyến giao thông tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh xuất hiện sạt lở, gây ách tắc giao thông.
Sáng 10/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho các phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương.
Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới (16/10), Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” từ ngày 16 đến ngày 23/10 với chủ đề là “Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa có nơi hơn 400mm. Cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.