Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công nghệ đốt rác phát điện - hướng đi mới cho bài toán môi trường

Minh Thu - 21:29, 12/06/2024

Thông điệp “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” được nhắc đi, nhắc lại thời gian qua phần nào thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường. Với sự ra đời của công nghệ đốt rác phát điện, mà hiện thân rõ ràng nhất là những nhà máy điện rác, đã có lời giải cho bài toán môi trường ở Việt Nam.

Lãnh đạo TP. Hà Nội kiểm tra dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại huyện Ba Vì.
Lãnh đạo TP. Hà Nội kiểm tra dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại huyện Ba Vì.

Phát triển các nhà máy đốt rác phát điện

Việt Nam hiện đang nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất thế giới và cao hơn mức trung bình, do việc quản lý và xử lý rác còn hạn chế. Theo ước tính, trung bình mỗi người Việt thải ra 1,2kg/ngày (tương ứng gần 70.000 tấn rác thải/năm). Và hiện nay, có tới trên 70% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, chỉ có 13% rác được đốt cháy để thu hồi năng lượng. Điều đáng nói, việc chôn lấp rác đang ngày càng khó khăn khi quỹ đất dùng cho việc này ngày một thu hẹp.

Vấn đề quan trọng bây giờ là chọn công nghệ phù hợp, làm sao vừa đảm bảo xử lý được rác thải vừa không làm phát sinh các loại chất thải độc hại khác ra môi trường. Cần quán triệt lựa chọn công nghệ thích hợp không nên tham rẻ, đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.

PGS.TS Bùi Thị An Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng

Trước thực trạng trên, việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện được nhận định không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn đóng góp quan trọng và tích cực về mặt môi trường. Sự kết hợp giữa khoa học công nghệ hiện đại và quy trình xử lý rác thải thân thiện với môi trường, tạo nên một giải pháp toàn diện cho vấn đề rác thải và sản xuất năng lượng bền vững.

Theo thống kê của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có 15 nhà máy đốt rác phát điện đang được triển khai xây dựng, trong đó đã có 3 nhà máy chính thức phát điện. Điển hình như Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội với công suất 1000 tấn/lò/ngày; một ngày nhà máy tiếp nhận 5.000 tấn rác, công suất phát điện là 90MW; dự án Nhà máy điện rác Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; dự án Nhà máy điện rác Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; dự án Nhà máy điện rác Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW

Bấm nút vận hành Nhà máy điện rác tại tỉnh Bắc Ninh
Bấm nút vận hành Nhà máy điện rác tại tỉnh Bắc Ninh

Trong số này, tính đến thời điểm hiện tại, Nhà máy điện rác Sóc Sơn được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và đứng thứ hai thế giới, sau Nhà máy điện rác Thâm Quyến, Trung Quốc. Từ khi vận hành đến nay, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã tiếp nhận và xử lý hơn 1,46 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do ùn ứ rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội và lượng nước rỉ rác phát sinh do phải chôn lấp...

Hiện nay, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90 - 95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi...

Muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải
Muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải

Giải bài toán rác thải

Theo PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng, muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải. Đây cũng là điều cần được lưu tâm khi phát triển điện rác

“Vấn đề quan trọng bây giờ là chọn công nghệ phù hợp, làm sao vừa đảm bảo xử lý được rác thải vừa không làm phát sinh các loại chất thải độc hại khác ra môi trường. Cần quán triệt lựa chọn công nghệ thích hợp không nên tham rẻ, đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các chuyên gia”, bà An chia sẻ.

Ngoài vấn đề công nghệ, để điện rác thật sự thành công, phát huy được hết hiệu quả như kỳ vọng thì một khâu rất quan trọng nữa chính là khâu phân loại rác.

“Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn xử lý rác hiệu quả, phải làm tốt được khâu phân loại rác, trung chuyển rác, tập kết rác rồi mới đến xử lý rác. Nếu phân loại rác không làm tốt thì xử lý rác khó thành” - bà Bùi Thị An khẳng định.

Ra quân xử lý rác thải nhựa ở TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
Ra quân xử lý rác thải nhựa ở TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Ngoài các nhà máy điện rác lớn, cả nước cũng có khoảng 1.712 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm 467 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 38 dây chuyền sản xuất phân compost. Còn lại có khoảng 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần lớn các bãi chôn lấp rác thải trên đều không hợp vệ sinh.

Ông Lê Văn Tâm, Phó Giám đốc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, nước ta hiện nay có khoảng 20 dự án điện rác. Việc chậm tiến độ xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện sẽ dẫn đến hệ lụy phụ thuộc vào việc xử lý rác bằng chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và tăng phát thải khí nhà kính; chậm phát triển năng lượng tái tạo, khiến Việt Nam khó đạt được mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Còn theo một số chuyên gia môi trường, quá trình đốt rác phát điện có thể tạo ra khói, khí thải và tro bay, gây ô nhiễm môi trường. Điều này yêu cầu nhà máy điện rác phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả.

Cả nước hiện có hai địa phương đang đẩy mạnh việc phát triển điện rác là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện rác, hai địa phương này cũng chú trọng cải tiến công nghệ xử lý rác thải. TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100%. Còn TP. Hà Nội đề ra mục tiêu năm 2024 phấn đấu phát triển thêm khoảng 67MW từ việc phát điện của tổ máy số 3 dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn và dự án Nhà máy Điện rác Seraphin Ba Vì. Trong tương lai, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các dự án xử lý rác thải tại các huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Trì và Gia Lâm...






Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bệnh viện tuyến huyện vùng cao cứu thành công ca bệnh ngừng tuần hoàn

Bệnh viện tuyến huyện vùng cao cứu thành công ca bệnh ngừng tuần hoàn

Với sự hỗ trợ của bác sĩ nội trú Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các cơ sở y tế tuyến huyện ở vùng sâu, vùng xa tại Lào Cai đã triển khai được nhiều kỹ thuật, trong đó có cấp cứu ngừng tuần hoàn, mang lại chất lượng điều trị, chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện về những cây nghiến di sản

Chuyện về những cây nghiến di sản

Tìm trong di sản - Thu Trang, Giang Lam - 9 giờ trước
Tuyên Quang vừa vinh dự có 3 cây nghiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam, trong đó 2 cây thuộc thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang và 1 cây thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình. Rễ của những cây nghiến này đã luồn lách qua từng kẽ đá hàng trăm, hàng nghìn năm để ăn sâu vào lòng đất và vươn mình lên bầu trời xanh.
Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - Ngọc Ánh - 9 giờ trước
Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống với hơn 66% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp từ đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Giáo dục - Thanh Liêm - 9 giờ trước
Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...
Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Sức khỏe - Kim Ngân - 9 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tuyến cơ sở.
Tin trong ngày - 21/6/2024

Tin trong ngày - 21/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường. Hồi hương cổ vật tượng đồng Champa bị bán trái phép ở nước ngoài. Người nông dân giỏi làm kinh tế, nhiệt huyết với phong trào địa phương. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Phóng sự - Đỗ Ngọc Hà-Mỹ Dung - 9 giờ trước
Bên cạnh những nhà báo được đào tạo bài bản ở các cơ quan báo chí, ở tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều "nhà báo" không chuyên. Họ chính là những công tác viên vẫn âm thầm cung cấp thông tin và làm giàu kho tàng về hình ảnh người dân vùng DTTS và miền núi qua những bài viết, những phóng sự. Đặc biệt là những sự kiện, vấn đề diễn ra bất ngờ mà các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí không kịp đến địa bàn tác nghiệp. Bằng tất cả tâm huyết, họ cũng mong muốn truyền tải thông điệp, phản ánh kịp thời ý kiến nguyện vọng chính đáng của người dân đến với cộng đồng, các cấp chính quyền, hay tôn vinh những điển hình tiên tiến để nhân rộng, lan tỏa cái hay, cái đẹp trong cuộc sống...
Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 9 giờ trước
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên độc đáo kết hợp với sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khiến cho Hà Giang thu hút sự sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Những năm qua, giới văn nghệ sĩ đã sáng tác ra nhiều bài hát, MV âm nhạc đặc sắc, tạo tiếng vang trên các trang mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh, con người Hà Giang, thúc đẩy du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ.
AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

Du lịch - T.H - 9 giờ trước
Trang dịch vụ du lịch Booking.com có trụ sở tại Hà Lan cảnh báo AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực du lịch.
Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Công tác giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại tỉnh Hà Giang bị chậm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân chậm tiến độ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ.
Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Pháp luật - Minh Nhật - 9 giờ trước
Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vừa triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với quy mô giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng. Các đối tượng được nhà cái cung cấp cho đầu mạng với hạn mức hơn 60 tỷ đồng mỗi tháng để tham gia cá cược các trận bóng đá, mùa giải Euro…